Đưa con đi tiêm phòng, tật đãng trí của mẹ suýt làm con mất mạng

(lamchame.vn) - Mỗi đứa trẻ ngay từ khi sinh ra đã có vô số lần đi tiêm phòng. Nhưng mỗi lần tiêm các bác sĩ đều yêu cầu khai báo những điều liên quan đến em bé để đảm bảo sự an toàn. 1 bà mẹ vì đãng trí đã không khai báo dẫn đến việc con bị biến chứng, suýt tử vong.

Cô Lưu đưa cậu con trai 2 tuổi đến Trung tâm dịch vụ y tế cộng đồng Trường Khánh của Bệnh viện thứ tư thành phố Vũ Hán để tiêm vắc-xin theo định kỳ. Tuy nhiên sau hơn 10 phút sau khi tiêm cháu bé  bỗng thở gấp , mặt mày tím tái. Rất may thời điểm đó cháu vẫn ở trung tâm nên được các nhân viên y tế kịp thời cấp cứu cho thở oxy và chống dị ứng. Trước đó cô Lưu vì đãng trí đã quên mất rằng con cô đã từng có tiền sử dị ứng nên không khai báo với nhân viên y tế. Chỉ chút nữa thôi cô có thể trả giá quá đắt cho sự đãng trí của mình.

Trẻ sẽ đối diện với nhiều nguy cơ sau khi đi tiêm phòng

Tiêm vắc xin là việc thường xuyên của trẻ để  ngăn ngừa một số bệnh và cải thiện khả năng miễn dịch của trẻ . Tuy nhiên, trước khi đưa trẻ đi tiêm phòng, cha mẹ cần tuyệt đối tuân thủ những điểm sau.

- Chỉ đưa con đi tiêm khi chắc chắn rằng tình trạng sức khỏe của con ổn định, không có ốm đau gì, kể cả là cảm cúm thông thường. Nếu trẻ đang uống thuốc gì đó bắt buộc phải khai báo với nhân viên y tế.

- Nếu trẻ sinh non, nhẹ cân mẹ cũng nên nói để bác sĩ biết bởi  có một số loại vắc-xin không phù hợp với cơ thể của trẻ thiếu tháng .

- Không nên sợ rằng trẻ sau tiêm sẽ bỏ ăn mà cho trẻ ăn hoặc bú quá no khi đi tiêm phòng, dù vậy  cũng không nên để trẻ đói sẽ dễ sock thuốc. Hãy cho bé ăn gì đó  lót dạ trước lúc tiêm 30 phút là hợp lý nhất.

- Nên có 1 cuốn sổ theo dõi tình trạng tiêm phòng của trẻ để các bác sĩ có sự tư vấn tốt nhất. Nên thành thật khai báo nếu con có tiền sử dị ứng gì để có sự can thiệp kịp thời.

- Dù vội đến đâu mẹ cũng cần lưu lại khu vực tiêm ít nhất 1 tiếng sau khi tiêm để nếu có dấu hiệu gì bất thường các nhân viên y tế sẽ có phương án cấp cứu kịp thời tránh rủi ro có thể xảy ra.

- Để vết tiêm không bị vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng mẹ nên vệ sinh cá nhân cho trẻ cẩn thận bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Không nên bôi các loại cream lên vùng da mới tiêm tránh bị nhiễm trùng.

 

Theo sohuutritue.net.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU