Giáo dục gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc "đổi đời" của trẻ. (Ảnh minh họa)
3. Lòng tự trọng tương đối thấp
Trên thực tế, hầu hết mọi người đều có ít nhiều sự mặc cảm. Tuy nhiên những đứa trẻ sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó sẽ có sự mặc cảm rõ ràng hơn. Vì thiếu sự an toàn nên họ đặc biệt lạc lõng khi đối mặt với những thất bại và hay nghĩ rằng mình không thể làm tốt bất cứ điều gì.
Con cái của những người giàu có thể bình tĩnh đối mặt với những thất bại vì gia đình họ tương đối khá giả. Họ tin rằng những sai lầm hiện tại sẽ không ảnh hưởng đến tất cả các hành vi tiếp theo của mình và có thể tiếp tục cố gắng với những gì đã lựa chọn.
Vậy thì, làm sao cha mẹ có thể nuôi dưỡng tư duy "con nhà giàu" cho con mình, để con có thể thoát "nghèo"? Dưới đây là một số gợi ý
1. Dạy con tư duy cởi mở
Sự phát triển của xã hội kéo theo sự thay đổi về của cải. Ngày nay, bạn có thể làm giàu nhờ đầu tư, kinh doanh, thay vì có một món tiền và chỉ trông chờ vào tiết kiệm, lãi suất.
Nếu muốn con trở nên giàu có, cha mẹ cần dạy con cách suy nghĩ về quản lý tài chính, giao tiếp nhiều hơn với những người đã thành công và quan sát cách thức kiếm tiền, lối suy nghĩ của họ.
2. Dạy con không nên tham lợi trước mắt
Sự khác biệt lớn nhất giữa người nghèo và người giàu là nằm ở việc "có trì hoãn sự hài lòng hay không". Hiểu nôm na là nhiều người vì cái lợi trước mắt mà vứt đi cái lợi lâu dài. Chẳng hạn một số cha mẹ thà bắt con nghỉ học, ở nhà đi làm sớm để kiếm vài đồng đong gạo, mua thịt ăn cơm trước mắt, mà không cho con tiếp tục đi học để có kiến thức, xây dựng tương lai lâu dài.
Hãy dạy con cái nhìn dài hạn, học hỏi thêm các kỹ năng, kiến thức chứ không nên chỉ chăm chăm vào sách giáo khoa. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần đồng hành với con trên chặng đường trưởng thành.
3. Dạy con học cách chia sẻ
Các mối quan hệ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển tương lai của trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên dạy con cách kết bạn, và một trong những điểm quan trọng nhất là học cách chia sẻ.
Những đứa trẻ biết chia sẻ có thể nhận được sự tin tưởng của nhiều người hơn. Ngược lại, những đứa trẻ "tự cao tự đại", "ích kỷ" khó có thể giành được sự tôn trọng của người khác.