Hướng dẫn vắt và bảo quản sữa mẹ đúng cách mà mẹ nuôi con nào cũng cần biết

(lamchame.vn) - Một số mẹ có núm vú tụt vào trong, thời gian nghỉ sinh ngắn, không thể đảm bảo cho con được bú sữa mẹ trực tiếp, có thể vắt sữa ra ngoài để con được sử dụng sữa mẹ thường xuyên.

6 tháng đầu tiên sau khi sinh là thời gian trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn để hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng, đảm bảo hệ miễn dịch vững chắc. Sau đó, mẹ có thể tập cho trẻ ăn dặm với các thực phẩm thô. Tuy nhiên, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng được ưu tiên hàng đầu.

Trẻ cần được bú sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu tiên. Ảnh: Internet.

Một số mẹ có núm vú tụt vào trong, thời gian nghỉ sinh ngắn, không thể đảm bảo cho con được bú sữa mẹ trực tiếp, có thể vắt sữa ra ngoài để con được sử dụng sữa mẹ thường xuyên. Như vậy, mẹ vừa không bị tức bầu vú do sữa tích lại trong thời gian dài, lại vừa đảm bảo được nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con.

Thời gian vắt và bảo quản sữa mẹ đúng cách

Việc vắt sữa ra ngoài hoàn toàn không ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ sau đó mà còn có khả năng kích thích tuyến yên tiết ra prolactin, thúc đẩy tạo thêm nhiều sữa hơn. Trung bình mỗi ngày bạn có thể vắt sữa từ 5-7 lần, sữa được vắt ra nên được bảo quản trong tủ lạnh để tránh bị hư hỏng. Sữa mẹ đã vắt ra ngoài có thể sử dụng trong suốt 7 ngày nếu được bảo quản trong ngăn đá và trong 24 giờ nếu được bảo quản trong ngăn mát. Sữa đã qua bảo quản lạnh nên được ủ ấm lại trước khi cho trẻ sử dụng.

Thời gian vắt sữa và bảo quản sữa mẹ. Ảnh: Internet.

Sữa mẹ sau khi vắt ra có thể để ở nhiệt độ phòng từ 26-28 độ trong khoảng 6 giờ, nếu thời tiết lạnh và có nhiệt độ thấp hơn, mẹ cũng có thể để sữa lâu hơn từ 8-10 giờ. Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn khuyên rằng mẹ không nên để sữa đã vắt bên ngoài quá 4 giờ, đặc biệt là trong mùa hè. Bởi sữa của mỗi người khác nhau sẽ có thành phần không giống nhau, bạn cũng không thể xác định được nhiệt độ phòng thường xuyên. Do đó, cách tốt nhất để bảo quản sữa mẹ là để trong tủ lạnh.

Lượng sữa vắt trong một lần

Đối với trẻ sơ dinh dưới 6 tháng tuổi, mẹ không nên vắt quá nhiều sữa, lượng sữa trong mỗi lần vắt chỉ nên dao động trong khoảng 100-150ml, đủ để bé sử dụng hết luôn. Sau đó, nếu mẹ phải đi làm thì lượng sữa vắt ra có thể phụ thuộc vào nhu cầu của bé. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên quá lạm dụng việc vắt sữa. Thay vào đó, bạn có thể cho con bú sau khi hết giờ làm.

Lượng sữa có thể vắt trong một lần vắt sữa. Ảnh: Internet.

Cách bảo quản sữa mẹ

Sữa mẹ khi vắt ra ngoài nếu không có ý định cho trẻ sử dụng ngay thì nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sữa không bị hỏng và mất chất dinh dưỡng. Sữa mẹ được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh có thể sử dụng trong vòng 24 giờ. Trường hợp bảo quản sữa trong ngăn mát, thời hạn sử dụng sẽ lâu hơn, kéo dài trong khoảng 1 tuần, tối đa là 3 tháng. Tuy nhiên, không nên lạm dụng bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá bởi nhiệt độ trong đó thường không chính xác, phụ thuộc rất nhiều vào tần suất sử dụng và mở tủ. Khi muốn lấy sữa cho trẻ dùng từ ngăn đá, cần rã đông sữa trước bằng cách chuyển xuống ngăn mát trước nửa ngày hoặc một ngày, sau đó ủ ấm lại mới có thể cho trẻ sử dụng.

Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh. Ảnh: Internet.

Xem thêm:

Mẹ bỉm sữa phải ăn gì để con thừa sữa mà mẹ không tăng cân?

Vẫn cho con 4 tuổi bú, mẹ giải thích vì sao không nên cai sữa cho trẻ quá sớm

Theo sohuutritue.net.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU