Trong thời kỳ mang thai, các mẹ thường tìm hiểu rất kỹ về chế độ ăn uống, những điều cấm kỵ như ăn đồ sống, uống rượu bia, tiếp xúc nhiều với máy tính… để mong con phát triển khỏe mạnh và thông minh. Tuy nhiên, có những thói quen tưởng chừng như vô hại mà mẹ bầu không để ý dưới đây sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi.
1. Nhịn ăn khi bị ốm nghén
Buồn ngủ, chóng mặt, nôn ói khi ăn hoặc ngửi thấy mùi khó chịu… là những biểu hiện ốm nghén mà đa số bà bầu phải chịu đựng. Có người ốm nghén nặng đến mức chỉ cần ăn vào là ói. Và để không phải chịu đựng điều này nhiều mẹ bầu chọn cách nhịn ăn. Nhưng đây là một sai lầm cực kỳ lớn khiến cả bé và mẹ đều bị thiếu chất. Mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, mất sức còn thai nhi sẽ chậm phát triển.
Nhịn ăn khi ốm nghén sẽ khiến thai nhi bị thiếu dinh dưỡng, phát triển chậm
Cách tốt nhất là mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn, tránh các thực phẩm dễ gây kích thích. Nếu bà bầu không thể ngửi được mùi thì nên chọn các món ăn như bánh quy, bánh mì…
2. Ăn nhiều quá mức
Khi mẹ ăn nhiều, tăng cân quá mức sẽ dẫn đến hiện tượng tích mỡ, thừa cân. Và các bác sĩ cảnh báo rằng mẹ béo lên thì thai nhi cũng sẽ béo theo và dễ mắc các bệnh về tiểu đường, huyết áp, béo phì và tim mạch ngay khi còn trong bụng mẹ.
3. Ăn đồ ngọt
Đồ ngọt là nguyên nhân gây nên dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Mẹ ăn nhiều đường sẽ gây nên tình trạng lượng đường trong máu cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi như: gây dị tật, nhiễm độc thai, béo phì… Bởi nếu cơ thể mẹ quá nhiều đường sẽ khiến lượng chất dinh dưỡng không đủ đáp ứng cho sự phát triển của các cơ quan bộ phận của thai nhi khiến thai nhi phát triển không bình thường. Theo các nghiên cứu khoa học, những người mẹ ăn nhiều đồ ngọt sẽ sinh ra đứa trẻ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì gấp nhiều lần đứa trẻ bình thường.
4. Uống nhiều nước trà
Trà là một chất chống oxy hóa rất tốt cho cả người bình thường lẫn mẹ bầu. Nhưng nếu mẹ uống nước trà quá nhiều sẽ khiến não bộ của thai nhi kém phát triển, gây khuyết tật ống thần kinh. Vì nước trà là tác nhân đào thải sắt ra ngoài cơ thể một cách nhanh chóng và ngăn chặn khả năng hấp thụ axit folic – một chất quan trọng trong việc hình thành hệ thần kinh của bé. Vậy nên, mẹ bầu chỉ nên uống trà 2-3 lần/ tuần và mỗi lần chỉ 1 chén nhỏ.
5. “Nấu cháo” điện thoại
Những bức xạ của sóng điện thoại sẽ ảnh hưởng đến não bộ thai nhi, gây ra hiện tượng tăng động, giảm chú ý khi bé lớn lên. Điều này đã được chứng minh trong một nghiên cứu từ năm 1990 với trên 13.159. Những đứa trẻ có mẹ nói chuyện điện thoại 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ có những biểu hiện rối loạn cảm xúc và hiếu động quá mức. Vì thế, mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc với điện thoại cũng như các thiết bị điện tử nhé.
Mẹ bầu dùng điện thoại quá nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ thai nhi
6. Thường xuyên nằm ngửa
Từ tháng thứ 3 của thai kỳ, khi bé lớn dần lên, tử cung to ra thì việc nằm ngửa không tốt cho cả mẹ và bé. Bởi nó sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch khiến máu khó lưu thông lên tim của mẹ, cũng như ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, dinh dưỡng đến nhau thai khiến thai nhi chậm phát triển. Đặc biệt, nằm ngửa trong thời gian dài trong lúc mang thai sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là thai nhi dễ bị chết lưu. Điều này đã được cảnh báo bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
7. Tắm nước quá nóng hay quá lạnh
Khi mẹ tắm nước quá nóng, nhiệt độ cơ thể mẹ tăng cao kéo theo nhiệt độ nước ối cũng tăng lên hạn chế quá trình cung cấp oxy cho thai nhi. Đặc biệt, nếu mẹ thường xuyên tắm hoặc ngâm nước nóng quá lâu sẽ khiến mẹ bị tăng huyết áp, gây các dị tật như vẹo cột sống, dị dạng, hệ thần kinh bị tổn thương cho thai nhi do bị thiếu oxy. Ngược lại tắm nước quá lạnh cũng sẽ cản trở lưu thông máu đến cho cả mẹ và bé. Vì thế, mẹ nên sử dụng nước ấm vừa đủ khoảng 36 độ C và không nên tắm quá lâu để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho cả hai mẹ con.