Loạt kinh nghiệm giúp các chị em không bỡ ngỡ khi lần đầu chăm con

(lamchame.vn) - Lần đầu làm mẹ hẳn sẽ có nhiều bỡ ngỡ, hy vọng những thông tin dưới đây sẽ giúp các mẹ chăm sóc bé dễ dàng hơn.

4/ Những thực phẩm nguy hiểm với trẻ sơ sinh

- Mật ong: Ở độ tuổi này, hệ thống tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn chỉnh các chức năng để có thể đối phó với các bào tử bệnh ngộ độc. Do đó các mẹ tuyệt đối không cho con sử dụng mật ong trong độ tuổi dưới 1 tuổi.

- Bơ lạc: Các kết cấu của bơ lạc (đậu phộng) thường rất khó khăn trong việc nuốt. Trẻ có thể bị hóc hoặc nghẹn khi các mẹ cho con ăn loại thực phẩm này.

- Muối: Lúc này cơ thể của trẻ sơ sinh chưa đủ mạnh để chấp nhận bất kì hương vị mặn từ muối, nó có thể khiến thận của bé gặp nguy hiểm.

5/ Phân của trẻ sơ sinh thế nào là bình thường? 

Trong vài ngày đầu sau sinh, trẻ đi tiêu chủ yếu là phân su. Đó là loại phân đen, sệt, dính mà thai nhi tạo ra từ khi còn trong bụng mẹ. Sau đó phân có thể chuyển thành màu xanh, nâu sẫm hoặc vàng, đó đều là màu phân bình thường của trẻ sơ sinh. Chỉ có 3 màu phân mà các cha mẹ cần lo lắng đó là đỏ, đen và trắng xám. Khi phân có 3 màu này, hãy đưa ngay em bé của bạn đến gặp bác sĩ.

6/ Đang cho con bú có được nhuộm tóc? 

Các hóa chất tẩy, nhuộm, uốn, duỗi khi tiếp xúc với da đầu thì đều được hấp thụ qua da và vào máu, tuy nhiên với số lượng rất ít. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định các hóa chất ngành tóc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ. Tuy nhiên, mùi của các hóa chất này có thể ảnh hưởng đến em bé nếu có chứa ammonia, hydrogen peroxide, vì vậy bạn cần tránh những thuốc duỗi/ nhuộm có chứa những chất này. 

Lời khuyên là: Bạn không nên dùng hóa chất lên tóc trong ít nhất 3 tháng đầu sau sinh. Nên duỗi hoặc uốn tạm thời bằng nhiệt hơn là dùng hóa chất; Làm tóc ở trong khu vực thông khí tốt; Dùng những chất có nguồn gốc thảo dược; Không để hóa chất trên da đầu lâu hơn thời gian khuyến cáo; Rửa thật sạch da đầu và tóc sau khi làm tóc; Đeo găng tay nếu tự dùng hóa chất lên tóc; Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sản phẩm trước khi dùng; Không nhuộm lông mi hay lông mày vì có thể làm dây hóa chất vào mắt và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vùng mắt.

7/ Mẹ sử dụng rượu bia có nên cho con bú?

Khi mẹ uống bia, rượu, 1 lượng nhỏ sẽ qua sữa mẹ. Với lượng lớn, bia rượu sẽ làm con bị chậm tăng trưởng, không tăng cân, bị ngủ "sâu" (rất nguy hiểm), giảm tiết sữa mẹ... Nhưng khi bia rượu đã được thải ra khỏi người mẹ thì trong sữa mẹ cũng không còn nữa.

Vậy mẹ uống bia, rượu được không? Trung bình mất khoảng 2 tiếng để 1 đơn vị bia, rượu được thải hoàn toàn ra ngoài (1 đơn vị tương đương 10g ethanol, ví dụ 250 ml bia 4 độ cồn, 76 ml rượu nhẹ 13 độ cồn, hoặc 25ml rượu mạnh 40 độ). Vì vậy, nếu mẹ có "lỡ" uống 1 lượng bia/rượu như vậy thì đợi hơn 2 tiếng mới cho con bú.

8/ Vậy với cafe thì sao?

Mẹ cho con bú thì uống cà phê được không? Khi mẹ uống cà phê, 15 phút sau là sẽ có caffein trong sữa mẹ và mất hơn 6 tiếng để thải hết caffein ra ngoài. Khoảng 1% lượng caffein sẽ qua sữa mẹ.

Viện Hàn lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo có thể uống trung bình 2-3 tách thức uống có chứa cà phê/ ngày (lượng caffeine trong tất cả các loại thức uống, đồ ăn không được quá 300mg/ ngày). Tốt nhất là mẹ hãy "nhìn" phản ứng của con, nếu chỉ cần 1 ngụm nhỏ mà con đã có những biểu hiện khó chịu (ví dụ: rối loạn giấc ngủ) thì mẹ tạm ngưng cà phê.

Và mẹ ráng "nhịn" cho đến khi ít nhất con trên 3 tháng tuổi hãy uống cà phê vì lúc này cơ thể con có thể thải caffein ra được nhanh hơn.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU