Mách bạn cách tránh mua phải hàng giả, hàng nhái tràn ngập website thương mại điện tử

(lamchame.vn) - Mua sắm thuận tiện, tiết kiệm thời gian đi lại là những ưu điểm mà thương mại điện tử đem lại cho người dùng. Tuy nhiên, vì là 'siêu chợ' nên website thương mại điện tử cũng là địa bàn hoạt động của nạn buôn bán hàng giả, hàng nhái.

Hâu quả đáng báo động

Những tiện ích của thương mại điện tử như dễ dàng giao dịch và thanh toán trong khi chi phí rất thấp hoặc hầu như không có đã đưa ngày càng nhiều người tiêu dùng tham gia vào mô hình này.Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là người tiêu dùng luôn bị thiệt hại lớn khi rơi vào “ma trận” hàng giả, hàng nhái khi thực hiện mua bán trực tuyến.

Theo các chuyên gia, người tiêu dùng dù mua trên sàn thương mại điện tử nào, dù hàng đó là nhà bán hàng nào phụ trách thì trách nhiệm cao nhất vẫn nằm ở các đơn vị quản lý sàn. (Ảnh minh hoạ)

Việc sử dụng hàng giả, hàng nhái không đạt tiêu chuẩn chất lượng ngoài việc tuổi thọ sản phẩm ngắn còn có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc đối với người tiêu dùng.

Đồng thời, các doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng cũng rất mệt mỏi với hàng nhái, hàng giả. Những chiếc áo giả hàng hiệu CK, Armani, Polo, Gucci… đăng bán trên nhiều trang website với giá “hàng chợ” làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các nhà sản xuất tự xây dựng thương hiệu riêng .

Trong siêu thị, cả trăm ngàn mặt hàng từ cọng hành cho đến hạt đậu, tất cả đều phải có hoá đơn chứng từ, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Trong khi đó, hàng bán trên mạng có hàng triệu lượt người xem, nhưng nguồn gốc, chất lượng thế nào chẳng ai hay, chả ai tuýt còi họ.

Nạn hàng giả, hàng nhái tràn lan trên các website mua bán trực tuyến cũng được đánh giá là một trong những nguyên nhân quan trọng kìm hãm sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam. Sự thiếu tin tưởng vào việc mua bán trên mạng cũng như việc thanh toán tiền hàng trực tuyến đã trở thành thách thức chính khiến thương mại điện tử ở Việt Nam chưa thể nào thực sự cất cánh.

Những kẽ hở

Có hàng nghìn người kinh doanh với hàng vô số hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử. Sàn có đặt ra các điều kiện với người kinh doanh, về chất lượng, xuất xứ, cam kết với khách hàng… nhưng do số lượng quá lớn, hàng hóa lại thuộc nhiều lĩnh vực nên sàn không kiểm soát hết được. Sàn giao dịch thương mại điện tử liên tục nhận được khiếu nại của khách hàng.

Trong khi đó, một bộ phận khách hàng chấp nhận dùng hàng giả, hàng nhái thương hiệu vì giá tiền phù hợp. Chỉ một bộ phận rất nhỏ khách hàng có kiến thức mới không dùng những sản phẩm này, hoặc phát hiện ra sai phạm trên hàng hóa.

Tuy nhiên, chỉ với số lượng khiếu nại không lớn cũng đã khiến hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam chưa phát triển như mong muốn, đặc biệt là lòng tin của người tiêu dùng vào hình thức mua sắm này chưa cao.

Khi người mua và người bán kết nối với nhau qua sàn, giao dịch, vận chuyển, thanh toán qua sàn nhưng sản phẩm lại không được sàn thông qua, kiểm duyệt trước khi gửi. Người tiêu dùng sẽ là người bị thiệt mà không có bằng chứng, không biết kêu ai. 

Thương mại điện tử tạo ra rất nhiều cơ hội cho các nhà bán lẻ nhưng điều đó cũng khó tránh khỏi những trường hợp lạm dụng để trục lợi, gian lận trong mua bán”.

Không phủ nhận thương mại điện tử Việt Nam phát triển mạnh một phần nhờ vào sự phát triển của các sàn thương mại điện tử cũng như vai trò của các sàn trong việc kết nối người bán - người mua. Tuy nhiên, với những “con sâu làm rầu nồi canh”, cũng sẽ là một yếu tố không nhỏ kìm hãm sự phát triển của thương mại điện tử.

Cách "né" hàng dỏm

Theo các chuyên gia, người tiêu dùng dù mua trên sàn thương mại điện tử nào, dù hàng đó là nhà bán hàng nào phụ trách thì trách nhiệm cao nhất vẫn nằm ở các đơn vị quản lý sàn.

Nếu như không đảm bảo được chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các nhà bán hàng trên sàn thì các sàn phải có trách nhiệm xử lý triệt để những tình huống người tiêu dùng gặp phải. Vì rốt cuộc, sàn thương mại điện tử có tồn tại được hay không, người tiêu dùng chính là người quyết định. 

Muốn giải quyết triệt để vấn nạn hàng giả bán tràn lan trên mạng rất cần sự phối hợp của các cơ quan quản lý, hiệp hội và ban quản lý các website thương mại điện tử để vạch mặt, chỉ tên những cá nhân, tổ chức bán hàng kém chất lượng.

Còn người tiêu dùng sau khi mua hàng, nếu phát hiện hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng nên đưa lên website của Cục thương mại điện tử để tố cáo vi phạm, qua đó cơ quan chức năng sẽ có biện pháp xử lý.

Theo sohuutritue.net.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU