Mới đây một người cha đã chia sẻ câu chuyện anh đã phải vất vả như thế nào để luyện cho cậu con trai ngồi bô trong suốt 2 năm cho tới khi họ tới sống ở Trung Quốc. Tại đây, người cha đã gửi con vào một cơ sở chăm sóc trẻ ở địa phương.
Trong mắt những người phụ nữ Trung Quốc, những bé 2 tuổi mà vẫn còn đóng bỉm được coi như "chưa tiến hóa". Người cha bày tỏ: "Ngay cả những đứa trẻ còn quá nhỏ, chưa biết nói cũng đã biết kéo váy cô trông trẻ để thông báo việc bé muốn được ngồi bô đi vệ sinh".
Sử dụng phương pháp "giao tiếp loại trừ", họ đã thành công trong việc giúp bé trai đi tiểu tiện trong nhà vệ sinh chỉ sau 1 tuần. |
Vì vậy các cô trông trẻ Trung Quốc biết rõ cần phải làm gì với cậu bé 2 tuổi vẫn đóng bỉm của ông bố này. Sử dụng phương pháp "giao tiếp loại trừ", họ đã thành công trong việc giúp bé trai đi tiểu tiện trong nhà vệ sinh chỉ sau 1 tuần.
Tiến sĩ, bác sĩ nhi khoa Sarah Buckley (Đại học Otago, New Zealand) cũng chia sẻ: "Giao tiếp loại trừ về cơ bản tương tự cách luyện ngồi bô cho bé sơ sinh. Đó là việc hướng dẫn bé ngồi bô hay vào nhà vệ sinh khi có nhu cầu từ khi còn rất nhỏ - thường lúc mới sinh cho tới 4 tháng tuổi".
Cha mẹ sử dụng phương pháp "giao tiếp loại trừ" có thể loại bỏ hoàn toàn việc dùng bỉm và đưa nhanh đứa trẻ vào nhà vệ sinh sau khi quan sát dấu hiệu bé muốn đi tiểu/đại tiện, hoặc chỉ thỉnh thoảng họ mới dùng bỉm, chứ không phải thường xuyên.
một trong những dấu hiệu cho thấy bé muốn đi đại tiện là bé sẽ uốn éo người |
Theo Tiến sĩ Buckley, quy tắc cơ bản của "giao tiếp loại trừ" là quan sát dấu hiệu trẻ muốn đi tiểu tiện hay đại tiện. Ví dụ, một trong những dấu hiệu cho thấy bé muốn đi đại tiện là bé sẽ uốn éo người, vặn vẹo tay chân một chút và tỏ vẻ khó chịu. Dấu hiệu khác là xì hơi. Nhưng lý do duy nhất cô có thể nắm bắt những dấu hiệu trên ở con là bởi không cho con mặc bỉm nữa.
Với cách luyện bé ngồi bô của cha mẹ Trung Quốc, có một chút khác biệt đó là: trẻ thường được cho mặc những chiếc quần đã được cắt thủng phần đũng. Đó là những chiếc quần đặc biệt với phần lỗ thủng lớn ở ngay nơi mà trẻ sẽ tè hoặc ị qua đó. Nhiều người có thể nghĩ làm thế thật mất vệ sinh, thật kinh tởm, phương pháp này thực sự hiểu quả. Về bản chất, nó chỉ là một biến thể văn hóa của phương pháp "giao tiếp loại trừ" mà thôi.
Trẻ thường được cho mặc những chiếc quần đã được cắt thủng phần đũng |
Một số mẹo khác để luyện bé ngồi bô dễ dàng:
- Đưa trẻ đến bô/nơi đi vệ sinh kịp thời: Mục đích là để trẻ quen với ý tưởng rằng, đó là nơi trẻ cần phải đến khi muốn đi vệ sinh. Một số phụ huynh tạo ra âm thanh "xì xì" khi bế bé ngồi trên bô. Một số khác mở vòi nước chảy để tạo âm thanh tương tự.
- Tìm kiếm các dấu hiệu: Khi trẻ quá nhỏ, chưa biết diễn tả, vai trò của bạn là tìm kiếm những "dấu hiệu nhỏ". Hãy xem biểu cảm gương mặt bé, những động tác thể hiện sự bứt rứt…
- Thử để trẻ không mặc quần áo. Đúng vậy, bạn có thể gặp phải vài sự cố nhỏ nhưng bạn sẽ dễ dàng biết khi nào bé muốn đi vệ sinh.
- Nếu trẻ đại tiện vào bô, hãy trao cho bé những lời khen, phần thưởng tích cực, phù hợp.
- Khi con biết ngồi bô đúng thời điểm, hãy khen ngợi bé bởi việc này giúp củng cố hành vi tốt. Nhưng đừng khen quá đà. Trong trường hợp xảy ra sự cố, trẻ có thể nhụt chí. Thay vào đó, hãy để trẻ biết sự cố hoàn toàn có thể xảy ra.
- Nếu trẻ chuẩn bị đi vệ sinh hay có dấu hiệu muốn đi vệ sinh trong khi thay bỉm, hãy đưa bé vào nhà vệ sinh để bé làm quen với quy trình trên.
- Tạo ra âm thanh huấn luyện gồm 2 âm tiết, ví dụ "uh uh", "xi xi" với việc nhấn vào âm tiết thứ 2 để kích thích bé đi vệ sinh.
- Thời điểm tốt nhất để luyện bé đi đại tiện là sau khi ăn (lúc này, bụng bé no và ruột đang hoạt động).
- Thử luyện bé đi tiểu trong nhà vệ sinh khi bé thức giấc vào buổi sáng và khi bàng quang đã đầy.
- Tìm kiếm những dấu hiệu khác như bé đang ăn hoặc chơi thì dừng lại, như thể bé đang tập trung vào việc gì đó. Mặt bé có thể đỏ lên hoặc bé tạo ra những âm thanh căng thẳng hay xì hơi. Lý tưởng nhất là đưa bé vào ngay nhà vệ sinh lúc đó.
Theo afamily.vn