Mãn nhãn ngắm dàn đèn lồng rực rỡ dịp Trung thu ở các nước trên thế giới

Nếu không thể tham quan các nước này vào dịp Trung thu, bạn cũng có thể ngắm chúng qua bộ ảnh dưới đây!

Singapore

Tết Trung thu là thời điểm mang đến không gian vui nhộn và ấm cúng cho người dân Singapore. Đây là dịp mà mọi người gửi lời cảm ơn và chúc nhau những điều tốt đẹp đến người thân, bạn bè và các đối tác kinh doanh thông qua bánh trung thu. Bên cạnh đó, Singapore vốn là điểm đến du lịch nổi tiếng, nên người dân địa phương đã trang hoàng đường phố ở nhiều khu vực như Orchard Road, dọc bờ sông, Chinatown (Phố Tàu) để đón khách du lịch đến chung vui.


Riêng tại Chinatown, đèn trang trí vẫn thắp sáng đến giữa tháng 10 cùng những màn trình diễn và các hoạt động giải trí phục vụ du khách

Malaysia

Các hoạt động ăn mừng lễ Trung thu tại Malaysia khá giống với Việt Nam khi ăn bánh trung thu, ngắm trăng, rước đèn lồng là những hoạt động thường niên mà người Mã gốc Trung Quốc hay tổ chức. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, bánh trung thu xuất hiện khắp mọi nơi từ các chương trình quảng cáo trên TV, báo đài đến các quầy hàng tại trung tâm thương mại.


Bên cạnh đó, các màn múa sư tử, múa rồng, diễu hành bằng xe ôtô… diễn ra ở nhiều nơi trong tiết lễ này

Thái Lan 

Tết Trung thu ở Thái Lan còn được gọi là lễ cầu trăng. Vào ngày này, tất cả mọi người từ già trẻ gái trai đều ngồi quây quần bên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện.

Theo truyền thuyết của người Thái, vào đêm Trung thu, 8 tiên nữ từ Cung Trăng sẽ gửi những chiếc bánh hình quả đào để mừng sinh nhật đến Bồ Tát. Thế nên, trong ngày này, tại Thái Lan, thường có một số loại bánh hình quả đào. Các thành viên trong gia đình sẽ ngồi quanh bàn thờ cúng “ông trăng” cầu nguyện và gửi đến nhau những lời chúc tốt đẹp nhất.


Bên cạnh đó, thả đèn trời cũng là một trong số những lễ hội được mong đợi nhất trong năm

Trung Quốc

Trung Quốc được coi như cái nôi truyền thống của tết Trung thu (hay còn gọi là tết đoàn viên). Đây là dịp lễ rất quan trọng đối với những người con Trung Quốc, là dịp để mọi người cùng về nhà đoàn tụ. Với mỗi vùng miền khác nhau, phong tục đón tết cũng sẽ có những nét không tương đồng, nhưng điểm chung nhất của tất cả các địa phương là nhà nhà treo đèn lồng đỏ, ăn bánh nướng, thưởng trà ngắm trăng.


Đêm rằm Trung thu ở những nơi công cộng người dân treo rất nhiều đèn lồng, mọi người tập trung lại với nhau, cùng nhau giải những câu đố ghi trên đèn lồng. Đây là hoạt động mà nam thanh nữ tú rất ưa chuộng, trò chơi này đã làm nên vô số giai thoại tình yêu


Trung thu là dịp lễ lớn của người Trung Quốc, vì vậy hầu hết các con phố đều được trang hoàng rực rỡ

Campuchia

Không giống nhiều quốc gia châu Á khác, người Campuchia không ăn mừng lễ Trung Thu vào tháng 8 âm lịch mà thực hiện vào giữa tháng 12 theo Phật Lịch của đất nước này. Lễ hội này có tên là “Bái nguyệt tiết”, tức “Lễ hội vái lạy mặt trăng” để cầu nguyện phước lành đến với mọi người. Khi ánh trăng vừa nhô lên khỏi những tán cây, người dân nước này sẽ bái nguyệt với tất cả lòng thành của mình.


Lễ vật cúng trăng gồm có hoa tươi, súp sắn, gạo dẹt và nước mía. Người Campuchia quan niệm rằng việc làm đó sẽ cầu cho trẻ nhỏ được ăn uống khỏe mạnh, cuộc sống sung túc, viên mãn sau này

Nhật Bản

Người Nhật cũng thường đón tết Trung thu hàng năm vào ngày rằm tháng tám với tên gọi là "lễ ngắm trăng". Vào những ngày này, người Nhật sẽ ăn món ăn có tên gọi là Tsukimi dango (một loại bánh nếp hình tròn). Trẻ em ở Nhật thường được bố mẹ mua cho lồng đèn cá chép để rước chơi. Ở Nhật, đèn lồng cá chép tượng trưng cho sự dũng cảm.


Lễ hội ngắm trăng của Nhật Bản có đôi chút khác biệt khi diễn ra 2 lần trong năm và lịch này sẽ thay đổi hàng năm tùy theo âm lịch. Một lần vào ngày trăng tròn giữa mùa thu gọi là Jugoya, gắn với phong tục cổ truyền "Otsuki-mi" có nghĩa là ngắm trăng vào ngày rằm giữa mùa thu, kế đến là hội Jusanya nhằm ngày 13 tháng 10


Lồng đèn của Nhật Bản khá đa dạng và ấn tượng bưởi màu sắc và hoạt tiết 

Việt Nam

Do có sự giao lưu văn hóa lâu đời với Trung Quốc nên tục lệ đón tết Trung thu của người Việt cũng có nhiều điểm tương đồng với người Hoa. Đó là ăn bánh, uống trà và thưởng trăng. Điểm khác biệt của tết Trung thu của người Việt đó là nhà nhà bày mâm ngũ quả cúng lễ gia tiên, người lớn ăn bánh, uống trà còn trẻ em cầm đèn lồng, đèn ông sao tham gia các hoạt động múa hát, các trò chơi dân gian tại các địa phương.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU