Một ngành học có thể tóm gọn bằng 3 chữ GIÀU: Giàu tiềm năng, giàu cơ hội phát triển và dễ làm... giàu

Ngành nghề này còn được đánh giá là một trong số ít nghề có khả năng “miễn dịch” với tình trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay.

 

Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì các phần mềm máy tính đáp ứng các ứng dụng khác nhau trong các cơ quan, công ty, trường học...

Làm việc ở bộ phận công nghệ thông tin hoặc cần ứng dụng công nghệ thông tin của tất cả các đơn vị có nhu cầu (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng…).

Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài. Làm việc tại các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin

Có thể tự phát hành các sản phẩm game, ứng dụng trên thiết bị di động.

Nhưng để theo đuổi ngành học này, bạn cần phải có những tố chất sau:

Thông minh, sáng tạo và tư duy logic.
Yêu thích toán, con số.
Có khả chịu được áp lực cao.
Yêu cầu tính chính xác cao trong công việc.
Kỹ năng làm việc nhóm.
Năng khiếu ngoại ngữ.

Học Kỹ thuật phần mềm ở đâu?

Một số trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm bạn có thể tham khảo:

Trường Đại học Công nghệ Thông tin
Trường Đại học Bách Khoa
Học viện Bưu chính Viễn thông TP. HCM
Đại Học Công Nghiệp TP. HCM
Trường ĐH Kinh tế tài chính TP.HCM
Trường Đại học Văn Lang
Đại học Kinh tế TP. HCM
Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Đại học Nguyễn Tất Thành
Đại học Tôn Đức Thắng
Trường Đại học FPT
Đại học Công nghiệp Hà Nội

Trên thực tế, nhân lực ngành CNTT nói chung và Kỹ thuật phần mềm nói riêng ít khi bị thất nghiệp nhưng muốn phát triển cao hơn thì sinh viên phải liên tục nâng cấp bản thân mình. Tất cả các ngành đều có sự cạnh tranh, các doanh nghiệp đều có sự đào thải nếu không đáp ứng được công việc dù đã được tuyển dụng trước đó. Vì vậy, dù học ngành nào cũng phải có nỗ lực để vượt qua các sự đào thải này.

 

 

Theo afamily.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU