6. Hãy nghĩ đến nhu cầu hoặc mong muốn tích cực
Bạn nên trình bày điều này trong khi cả hai vợ chồng cãi cọ. Ví dụ bạn nói rằng mình nhắc đến vấn đề chỉ vì muốn thấu hiểu và gần gũi bạn đời hơn. Mục đích của tranh cãi cũng thế. Bạn hoàn toàn không phải là một kẻ gây rối hay có nhu cầu làm tổn thương bạn đời của mình.
7. Hiểu rõ đối phương cũng đều mong muốn điều giống nhau: Kết nối và cải thiện mối quan hệ
Đừng nghĩ xấu về ai trong cuộc cãi vã. Bạn nên có suy nghĩ rằng đối phương cũng đang rất tích cực và mong muốn cải thiện mối quan hệ hôn nhân.
8. Giữ vững lập trường: "Chính bạn và tôi chống lại vấn đề, không phải bạn chống lại tôi"
Đừng biến vợ chồng trở thành kẻ thù, cả hai chỉ đang thảo luận và trao đổi về vấn đề xảy đến trong cuộc hôn nhân thôi. Nếu nghĩ rằng đối phương chống lại bạn, một cuộc công kích cá nhân rất dễ xảy ra.
Griffin và Schwartz lưu ý rằng điều quan trọng đối với cả bạn và đối phương là phải thực hành các quy tắc giao tiếp "khéo léo nhưng trung thực". Điều này giúp cả hai tìm ra gốc rễ của xung đột mà không làm ảnh hưởng đến tình cảm.
Hai giáo sư cũng kết luận rằng khi cãi cọ, hãy để đối phương được bày tỏ đủ ý kiến của mình. Sau đó bạn có thể đặt những câu hỏi có chủ đích về những ý kiến đó thay vì khăng khăng giữ vững lập trường, trốn chạy không muốn lắng nghe. Những ý kiến có qua có lại mới là cách để tình cảm cả hai không bị sứt mẻ mà vợ chồng sẽ ngày càng gần gũi, bền chặt hơn.
Nguồn: CNBC