Triệu chứng khi mắc bệnh zona
Khi bị zona cơ thể trẻ xuất hiện các vết mụn nước trên lưng, tay, chân |
Trẻ thường dễ mắc bệnh zona hơn người lớn do cơ thể bé còn yếu, sức đề kháng không đủ mạnh chống lại các virus bệnh tấn công vào cơ thể. Khi trẻ mắc bệnh zona, cơ thể bé thường có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn kèm theo sốt cao 39-40 độ C. Bệnh zona phát triển nhanh trên cơ thể trẻ, sau 2 ngày cơ thể trẻ xuất hiện các vết mụn trên lưng, bụng, chân tay. Các vết mụn làm bé ngứa ngáy, khó chịu, đau rát khiến bé quấy khóc. Khi các mụn xẹp đi và khô lại sẽ để lại sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này của trẻ.
Cách xử lý khi trẻ bị zona
Giặt khăn tắm, khăn mặt của trẻ thường xuyên là biện pháp phòng tránh zona hiệu quả |
Khi trẻ mắc zona, cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi, nằm yên một chỗ, không cho trẻ gãi vào các vết mụn. Cha mẹ tiến hành vệ sinh vết thương bằng băng gạc ngâm với nước lạnh, sau đó lau vào vùng da bị nổi mụn. Làm như vậy sẽ giúp trẻ dịu được các cơn đau rát, ngứa do bệnh gây ra và giúp vết thương chóng lành. Lưu ý tuyệt đối không cho trẻ gãi vào vùng da bị tổn thương, cha mẹ nên cắt móng tay cho trẻ để hạn chế khả năng vết thương bị lan rộng và nhiễm trùng.
Cha mẹ nên tham khảo thực hiện các mẹo nhỏ dân gian giúp vết zona nhanh chóng được hồi phục như bôi mật ong lên vùng da zona vì mật ong có tính sát khuẩn cao nên sẽ hạn chế khả năng lây lan của vết zona. Nếu trẻ bị quá nặng, vết zona xuất hiện với diện tích lớn, cha mẹ nên cho trẻ đi khám để nghe tư vấn của bác sĩ và chữa trị kịp thời.
Để phòng tránh bệnh zona ở trẻ, cha mẹ phải chú ý vệ sinh cá nhân cho bé thường xuyên, dọn dẹp phòng ốc nhất là giường ngủ và khăn tắm, khăn mặt của trẻ. Bên cạnh đó cha mẹ nên xây dựng thực đơn hợp lý đầy đủ các chất dinh dưỡng đảm bảo bé thực sự khỏe mạnh và có hệ miễn dịch tốt.
Theo VTC news