Người thắp đuốc trong đêm cho bệnh nhân hiếm muộn

(lamchame.vn) - Vô sinh hiếm muộn đang là áp lực tinh thần, kinh tế đè nặng lên các cặp vợ chồng có vấn đề về sức khoẻ sinh sản. Đặc biệt trên nhóm bệnh nhân lớn tuổi, bệnh lý phức tạp, thất bại điều trị nhiều lần khiến tinh thần và tài chính kiệt quệ. Con đường gian nan của họ tưởng chừng vô vọng, tối tăm không lối thoát. Rất nhiều trong số họ đã tìm được nguồn sáng, hi vọng cho riêng mình. Họ nhắc đến người nữ bác sĩ - ví như “ NGƯỜI THẮP ĐUỐC” cho con đường tưởng chừng chỉ đêm tối của họ.

Theo chân những bệnh nhân đang ngồi chờ tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản và công nghệ mô ghép bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chúng tôi đã được nghe những câu chuyện về con đường điều trị hếm muộn và tên Bs Hoàng Thị Thu Hà. 

Chị Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 2010 và theo chuyên nghành hiếm muộn 14 năm, chị luôn hết lòng vì người bệnh. Với chị, mỗi bệnh nhân mang theo một trăn trở riêng. Điều chị trăn trở nhất: Vì sao họ thất bại điều trị? có những bệnh nhân 9-10 lần chuyển phôi nhưng vẫn chưa có cơ hội được làm mẹ. Chị nhận thấy mỗi bệnh nhân là sự khác biệt riêng, cần có phương pháp điều trị thích hợp. Chị luôn cố gắng tìm tòi học hỏi để đưa ra phương pháp điều trị tiết kiệm tiền bạc, thời gian cho người bệnh.
Trường hợp của anh Trung chị Yến từ Mù Cang Chải, Yên Bái – 21 năm chưa có con, anh chị mang hồ sơ bệnh án khắp các bệnh viện. Chị được chẩn đoán suy giảm buồng trứng do lớn tuổi, khi nghe người quen giới thiệu. Anh chị biết đến bs Hoàng Hà với niềm hi vọng cuối cùng. Anh Trung không thể quên được ngày cầm kết quả beta của vợ, lần đầu tiên họ khóc vì sung sướng chứ không phải vì thất bại như bao nhiêu lần trước đó. Rồi chín tháng sau ngày ấy, 2 thiên thần nhỏ của anh chị chào đời sau 21 năm đằng đẵng chờ đợi

Trường hợp thứ hai, anh chị kết hôn hơn 10 năm nhưng chưa có con. Vợ được chẩn đoán suy buồng trứng sớm, có chỉ định làm IVF. Hai vợ chồng là công nhân nên hoàn cảnh rất khó khăn, họ phải bỏ việc để lên Hà Nội làm thuê cho tiện đường thăm khám. Sau khi xem hồ sơ, Bác sĩ Hoàng Hà tư vấn chế độ ăn uống và kê thuốc cải thiện chất lượng trứng. May mắn sau bốn tháng, chị có thai tự nhiên.  

Một trường hợp đặc biệt khác, anh chị quê Hải phòng mong con 8 năm, đã điều trị thuốc nam, thuốc bắc và theo nhiều bệnh viện lớn nhưng chưa có kết quả. Họ thất bại IUI nhiều lần trước đó, người vợ được chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang. Khi gặp bác sĩ Hoàng Hà, anh chị vẫn mong muốn được thử thêm một lần IUI trước khi chuyển sang IVF. Với mong muốn của anh chị, bác sĩ Hoàng Hà tư vấn điều chỉnh chế độ ăn, giảm cân, thay đổi phác đồ và theo dõi sát sao vì chị thuộc nhóm đáp ứng buồng trứng kém, phải theo dõi kích trứng kéo dài 30 ngày. Sau lần thử ấy, cuối cùng may mắn đã đến với anh chị, một bé trai bụ bẫm chào đời. 

Là một bác sĩ chuyên khoa hiếm muộn đã thực hiện rất nhiều các biện pháp tân tiến cho bệnh như như IUI, IVF nhưng bác sĩ Hoàng Hà luôn suy nghĩ đến làm sao để bệnh nhân có con một cách dễ dàng nhất, chi phí thấp nhất bởi chị nghĩ -  không phải gia đình nào cũng có đủ khả năng tài chính để thực hiện phương pháp IVF và không phải chỉ có IVF hay IUI mới có thể có con, khát khao con cái là chính đáng của người phụ nữ nói riêng và các gia đình nói chung. Vậy bằng mọi cách, tìm mọi con đường phù hợp nhất có thể để giúp họ thực hiện khao khát này. 

Với những bệnh nhân hiếm muộn khi nhắc đến bác sĩ Hà, trong mắt ánh lên sự cảm phục như một đấng ân nhân, với họ hiếm muộn sau 8 -9-13 năm hay nhiều hơn thế thì con đường tìm con gian nan và tăm tối của thất bại IUI, IVF, thất bại làm họ giam mình trong bóng tối và đường cùng. Khi gặp được bác sĩ - giống như vừa có người trao cho họ ánh sánh le lói nhen nhóm ngọn đuốc trong đêm tối và con đường đến mang hạnh phúc đến gần hơn, ánh sáng hiển hiện hơn với gương mặt trẻ thơ.

Hải Ngân viết.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU