Nguyên nhân và cách khắc phục khi bà bầu bị táo bón

(lamchame.vn) - Táo bón là một trong những vấn đề mà nhiều bà bầu thường gặp trong quá trình mang thai. Chúng ta thường gặp những câu hỏi như: Bà bầu mà bị táo bón phải làm sao? Bà bầu bị táo bón có ảnh hưởng gì tới sức khỏe mẹ và thai nhi không? bài viết sau giải đáp những thắc mắc đó của bà bầu.

Nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu

Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà có những nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu khác nhau, nhưng có một số nguyên nhân chính sau đây khiến bà bầu bị táo bón chúng ta cần chú ý:
 

 

- Sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai có thể khiến hệ thống tiêu hoá hoạt động chậm lại, gây ra táo bón.

- Do thai chèn ép: Có những bà bầu bình thường không bị táo nhưng ở kỳ thai cuối lại bị táo thường xuyên có thể do thai trong những tháng cuối đã chèn ép vào cơ quan tiêu hóa, nên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và có thể khiến việc tiêu hóa bị tắt nghẽn, gây ra táo bón.

- Do nguyên nhân từ chế độ ăn như: Chế độ ăn uống thay đổi, ăn ít chất xơ, ăn nhiều đồ cay nóng, không cung cấp đủ nước cho cơ thể…

- Bổ sung canxi và sắt dư thừa trong thời gian mang thai, khiến cơ thể không hấp thụ hết cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị táo bón.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác khiến bà bầu bị táo bón có thể kể đến như: Các bà bầu trong thời gian này đã giảm các hoạt động về thể lực, tâm lý thay đổi…

Tác hại của bệnh táo bón đối với bà bầu và thai nhi?

 

Bà bầu bị táo bón gây ảnh hưởng rất lớn đến thai phụ và cả thai nhi. Cụ thể như:

- Khi bị táo bón có thể khiến các bà bầu luôn cảm thấy đầy bụng, khó chịu, dễ dẫn đến tâm lý chán ăn ở các mẹ và có thể khiến thiếu chất cho bé.

- Ngoài ra việc các chất thải không được tống khứ ra ngoài mà tích tụ lâu ngày trong ruột còn có thể có những tác hại không tốt cho cơ thể cả mẹ và thai nhi.

- Có những trường hợp bà bầu bị táo bón những tháng đầu mà dùng sức để rặn khi đi vệ sinh có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

- Nếu tình trạng táo bón kéo dài có thể dẫn đến bệnh trĩ, viêm đại tràng… Do đó, các mẹ không được coi thường bệnh táo bón mà nên có biện pháp sớm để hạn chế tình trạng táo bón khi mang thai.

Cách chữa trị và phòng ngừa táo bón cho bà bầu

Nếu bà bầu bị táo bón có thể áp dụng một vài cách chữa trị tạm thời và phòng bệnh an toàn như sau:

- Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Bạn có thể uống nước lọc, sữa hoặc nước trái cây nguyên chất nhưng tối thiểu là 2 lít nước mỗi ngày.

- Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ từ rau xanh, các cây họ đậu, trái cây họ cam, chanh, chuối, đu đủ chín, khoai lang, bí đỏ, cà rốt... Và cần bổ sung từ từ để hệ tiêu hóa kịp thích nghi, bạn không nên bổ sung chất sơ quá đột ngột sẽ dễ gây đầy hơi.



- Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, điều độ sẽ giúp máu lưu thông tốt như: Đi bộ, bơi, tập một số bài thể dục dành cho bà bầu, các mẹ có thể tập một số động tác yoga danh cho bà bầu cũng sẽ là biện pháp tốt trong việc phòng ngừa táo bón khi mang thai.

- Bổ sung canxi và sắt theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa kê đơn, các bạn không nên tự ý mua thuốc dùng. Khi uống bổ sung canxi hoặc sắt nên uống với nhiều nước để giúp việc hấp thụ những chất này vào cơ thể được tốt hơn.

- Thay đổi tư thế ngồi khi đi ngoài: Nghiêng người về phía trước và chống khuỷu tay trên đầu gối.

- Ngoài ra các bạn cũng nên tạo thói quen đi tiểu hàng ngày vào tập cho mình thói quen đi vệ sinh đúng giờ để không bị rối loạn tiêu hóa, gây táo bón.

- Giảm căng thẳng, bởi tâm trạng căng thẳng có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên bà bầu bị táo bón nên tránh một số loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao như phô mai, ngũ cốc, nước ép... và thực phẩm có hạt.

Theo Thành viên diễn đàn lamchame.com tổng hợp

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU