1. Mất khả năng giữ nước tiểu
Bàng quang người lớn có thể chứa được khoảng 470ml nước tiểu, và 120ml đối với bàng quang trẻ em.
Bàng quang thực chất là các khối cơ, khi nó hoạt động quá mức, có thể ảnh hưởng đến bộ phận khác ví dụ như sàn chậu. Các cơ sàn chậu giúp bạn có khả năng giữ được nước tiểu hay không vì vậy khi khả năng hoạt động của các cơ này bị ảnh hưởng thì bạn sẽ tiểu không tự chủ.
Nhiều người trong chúng ta có thể đã nằm trong tình trạng này khi nhà vệ sinh quá xa và đã tiểu trong quần (Ảnh minh hoạ: Internet) |
2. Cơ bàng quang bị kéo giãn
Càng nhịn tiểu thì bàng quang lại càng bị kéo giãn, bác sĩ Chamandeep Bali, bác sĩ trị liệu tự nhiên tại phòng khám Naturopathic Toronto, nói với tờ Huffington Post rằng một khi bàng quang bị kéo giãn, não có thể mất khả năng nhận biết tín hiệu từ bàng quang gởi đến để báo hiệu thời điểm cần phải đi tiểu.
3. Tiểu trong quần
Tiểu trong quần, điều này ắt hẳn gây xấu hổ và tồi tệ cho phần lớn chúng ta, bác sĩ y khoa Lauren Streicher M.D. nói với Redbook, 'Khi bàng quang đầy và ngày càng chứa nhiều nước tiểu hơn, thì điều có thể xảy ra là bạn sẽ không kịp đến nhà vệ sinh'.
Nhiều người trong chúng ta có thể đã nằm trong tình trạng này khi nhà vệ sinh quá xa và đã tiểu trong quần khi vừa vội vàng chạy đến. Việc này có nhiều khả năng xảy ra với trẻ nhỏ và người cao tuổi, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không thể xảy ra với bạn nếu cứ để bàng quang căng đầy quá mức.
4. Nhiễm trùng đường tiểu và hơn thế nữa
Khoảng một nửa phụ nữ đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu ít nhất một lần trong đời. Nhiễm trùng đường tiểu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường niệu, sau đó gây ra các triệu chứng như bỏng rát, đi tiểu thường xuyên, đau vùng chậu...
Tuy nhiên, nhiễm trùng đường tiết niệu không hẳn là kết quả trực tiếp của việc nhịn tiểu. Nhưng nếu bạn không làm rỗng bàng quang, cơ thể bạn sẽ trở thành vùng sinh sôi của vi khuẩn và sau đó có thể gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phải là điều duy nhất có thể xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiểu. Các tình trạng nguy hại khác có thể xảy ra bao gồm nhiễm trùng vùng phụ cận, sốt, đau, chuột rút, và nhiều hơn nữa.
Bàng quang kết nối với hệ thống tiết niệu, bao gồm thận. Thận sản xuất nước tiểu bằng cách lọc chất thải. Hiệp hội Thận và Tiết niệu cho biết nếu nước tiểu tràn ngược lại các ống nối bàng quang với thận, nó có thể gây nhiễm trùng và tổn thương thận.
Càng giữ nước tiểu, càng có nhiều tai hại cho sức khoẻ (Ảnh minh hoạ: Internet) |
Nhà nghiên cứu về tiết niệu của New York, Alex Shteynshlyuger, cũng đã giải thích trong một cuộc phỏng vấn rằng trong trường hợp nhịn tiểu, các mô đàn hồi có thể bị hư hỏng và cuối cùng được thay thế bằng mô sẹo, do đó về sau có thể gây tổn thương thận.
5. Các cơ bị siết chặt
Không chỉ gây ra cảm giác khó chịu khi nhịn tiểu, mà các cơ có thể bị siết chặt. Bác sĩ Streicher giải thích: 'Tôi thấy rất nhiều người mắc chứng đau bụng dưới, và một trong những điều tôi kiểm tra là bàng quang của người đó có bình thường hay không và trong nhiều trường hợp chúng đã không còn bình thường. Chính điều này gây đau phần bụng dưới kéo dài một thời gian'.
Càng giữ nước tiểu, càng có nhiều tai hại. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng bạn đến nhà vệ sinh, không chỉ vì xấu hổ do một số tai nạn tiềm ẩn, mà vì thực tế là một số hậu quả có thể rất nghiêm trọng cho sức khỏe.
Việc đi tiểu là do nhu cầu sinh lí của con người. Bạn đang ngăn ngừa hoạt động bình thường của cơ thể. Hành động này còn khiến cho thận bị kém đi. Và với nam giới; thận sẽ hoạt độn khôngg tốt có nghĩa là chuyện chăn gối sẽ ảnh hưởng rất nhiều.
Với những thông tin trên đây; hy vọng bạn nào đang có thói quen nhịn tiểu thì hãy suy nghĩ lại! Bởi khi mà bạn kìm nén một nhu cầu sinh lý tối quan trọng của cơ thể; là một việc không tốt chút nào. Để không tự đẩy mình đứng trước những nguy cơ về bệnh tật; thì dù bất cứ lý do gì cũng không nên tạo cho mình một thói quen nhịn tiểu.
Theo sohuutritue.net.vn