Những câu nói tưởng chừng rất bình thường của bố mẹ nhưng lại đang BẠO HÀNH CẢM XÚC đối với con

Có rất nhiều câu nói cha mẹ thường thốt ra trong lúc nóng giận để hạ hỏa. Nhưng chúng ta không ngờ rằng những thứ đó đang bạo hành cảm xúc của chính con cái mình.

4. Câu nói so sánh: "Con nhà người ta...", "bằng tuổi con, chị A đã...", "Con nhìn bạn B... mà xem..."

Lấy "con nhà người ta" để so sánh với con mình là hành động mà nhiều phụ huynh mắc phải. Mỗi đứa trẻ phát triển theo một tốc độ riêng cũng như với tính cách của riêng mình. So sánh con bạn với một đứa trẻ khác là bạn đang gửi một ngụ ý ngầm: Bạn muốn con là một người khác. Hoặc con sẽ nghĩ rằng, cha mẹ thích con nhà người ta hơn mình. Mình là đồ đáng ghét, đồ bỏ đi.

Hành động so sánh này không khiến con tốt lên, ngược lại chúng sẽ cảm thấy tủi thân, ấm ức và có thể con sẽ đi ngược lại với mong muốn của cha mẹ để "trả đũa". Thay bằng việc so sánh, mẹ hãy khuyến khích những "thành công" nhỏ của con. Những lời khen ngợi dù nhỏ thôi nhưng có thể khuyến khích con làm những điều tốt đẹp tiếp theo. Người lớn cũng thích được khen mà. Vậy tại sao lại khắt khe với trẻ 1 lời động viên, khuyến khích?

5. Câu nói đe nẹt: "Cứ chờ đấy, lúc nào bố về mẹ sẽ mách để bố cho con 1 trận!"

Câu nói dọa nạt này không thể khiến đứa trẻ làm theo mong muốn của bạn. Ngược lại con sẽ có phản ứng tiêu cực. Bởi chẳng ai thích bị tố giác, nói xấu với người khác cả. Thêm nữa, bạn đang đặt chồng mình vào vai trò "ông ba bị độc ác" trong mắt con. Bên cạnh đó, câu nói đe nẹt này làm giảm hiệu lực của kỷ luật. Để có hiệu quả, bạn cần phải xử lý tình huống ngay lúc nó xảy ra. Kỷ luật bị trì hoãn không giúp kết nối các hành động của con với hậu quả đã xảy ra. Bởi khi người cha, hoặc người mẹ về nhà, con bạn có thể đã quên bẵng mất chuyện gì mà bé đã làm.

6. Câu nói thể hiện sự thất vọng: "Tại sao con không làm được?", "sao con không thể bằng anh/chị mình?"

Nhiều cha mẹ cho rằng sự cạnh tranh, ganh đua sẽ giúp trẻ nỗ lực và biết cải thiện bản thân. Thực tế, những lời so sánh trẻ với anh chị em trong nhà lại khiến con tổn thương nặng nề. Nhà trị liệu tâm lý Shirley Porter nhận thấy lời nói này của cha mẹ có thể khiến trẻ cảm thấy bản thân không đủ tốt và không được cha mẹ coi trọng. Thậm chí, nhiều em dễ sinh lòng đố kỵ và ghen ghét với người thân của mình.

Ngoài ra những câu nói kiểu như: "Không thể tin được con đã làm đổ tung tóe sữa ra bàn" hay "Mẹ nghĩ con phải làm được việc đó một cách cẩn thận hơn ở tuổi này chứ" chẳng có chút hiệu quả hay mang ý nghĩa tích cực nào đối với con. Bạn có thể nhận thấy câu nói của mình không có vấn đề gì, nhưng khi nó được lặp đi lặp lại nhiều lần, nó sẽ gửi một thông điệp đến lũ trẻ rằng chúng chỉ khiến người khác vướng chân và chúng không bao giờ có thể làm được điều gì đúng cả. Và con sẽ "chấp nhận" bản thân như vậy, thay vì cố gắng sửa đổi và hoàn thiện hơn.

Theo ttvn.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU