Vật nuôi là những người bạn rất quen thuộc đối với con người. Trong nhiều trường hợp, vật nuôi giúp trẻ em phát triển tâm sinh lý tốt, giúp trẻ em biết yêu thương gia đình, người thân, cộng đồng. Giúp chữa bệnh đối với những trẻ bị khiếm khuyết tâm lý (ví dụ như bệnh tự kỷ). Đó là những lợi ích nói chung khi cho trẻ tiếp xúc với vật nuôi. Tuy nhiên, chó mèo cũng chứa rất nhiều những mầm bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ: vi rút, vi khuẩn ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, giun sán, ký sinh trùng, lông chó mèo có thể khiến bé bị bệnh hen suyễn...
Mới đây, trên mạng xã hội, một bà mẹ Thái Lan có đăng tải bài viết về cảnh một tổ ve chó làm tổ trong tai can trai nhỏ của mình, chưa đầy một ngày, bài viết nhanh chóng nhận được sự quan tâm của đông đảo cộng động mạng với hơn 10 ngàn lượt chia sẻ như một lời cảnh báo đến các bà mẹ.
Theo lời kể của Preewan, cô nghe con trai rên rỉ vì đau nhức bên trong tai. Sau đó, cô dùng chiếc đèn pin để rọi xem thế nào. Cô bủn rủn tay chân khi thấy có vật thể lạ bò lúc nhúc trong tai con mình. Chúng dường như còn che mất màng nhĩ của bé. Cô nhanh chóng đưa con đến viện để được kiểm tra. Sau khi trao đổi với cô khá lâu về tình trạng của đứa bé, bác sĩ cho hay có một con bọ chét trong tai bé và nó đã làm tổ, đẻ trứng trong đó cả 1 tuần nên che mất màng nhĩ.
một tổ ve chó làm tổ trong tai con trai nhỏ |
Người mẹ này cho biết nguyên nhân gây nên tình trạng của con trai cô là do bé đã tiếp xúc với một con chó sống trong khu phố. Qua đây, cô cũng hy vọng các bà mẹ sẽ phải cẩn trọng hơn khi nhà có nuôi chó, mèo.
Cha mẹ cần dạy bé thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, vì phân và nước tiểu của con vật thải ra làm chăn, giường bị bẩn, trẻ sẽ rất dễ mắc bệnh. Để an toàn, người lớn không nên cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo thả rông. Cha mẹ luôn phải để mắt tới trẻ khi trẻ chơi đùa với chó, đặc biệt là những bé đang ở tuổi tập bò, tập đi…
ô nhanh chóng đưa con đến viện để được kiểm tra |
Theo chuyên gia, chó, mèo phải được tắm từ 1-2 lần/ tuần bằng loại dầu tắm riêng để loại bỏ trứng giun bám vào lông; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin, tẩy giun sán định kỳ tùy từng loại vật nuôi. Khi vật nuôi có các biểu hiện bị bệnh như rụng lông, ngứa ngáy, bỏ ăn,... mọi người cần đưa ngay chúng đến phòng khám.
Với những bé lớn tuổi hơn, cha mẹ cần phải dặn dò con, dạy con hiểu cách đề phòng vật nuôi: không đùa giỡn, thò tay vào miệng chó, không được đùa nghịch thái quá khiến chúng nổi giận.
Theo sohuutritue.net.vn