Sinh viên Harvard không thông minh như tưởng tượng: Chỉ cần có 3 chữ "Ệ", dù bạn học kém thì vẫn hiên ngang bước vào trường

Chiếm đến 43% sinh viên trường ĐH Harvard là đối tượng nằm trong danh sách “đặc biệt”, được tuyển thẳng vào trường mà chẳng phải tốn nhiều công sức.

Đại học Harvard.

Vậy những người bị knockout thì sao? Họ chiếm khoảng 3/4 những người nộp đơn vào trường bị loại từ "vòng gửi xe" nếu cha mẹ không có tài chính tốt hoặc không có "quan hệ", "hậu duệ".

Để có tấm vé vào ngôi trường danh tiếng này, các sinh viên sẽ có cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Tỷ lệ nhập học năm 2025 là 3,43% - tỷ lệ thấp nhất trong lịch sử và trong bối cảnh lượng đơn đăng ký gia tăng chóng mặt.

Thông tin về quy trình tuyển sinh của Harvard xuất hiện càng nhiều, chúng ta càng thấy rõ những điều bất cập. Rõ ràng là khả năng cạnh tranh không chỉ dựa trên năng lực học tập, điểm số.

Sự phân biệt chủng tộc tại các ngôi trường top đầu thế giới

Theo nghiên cứu, 70% tổng số sinh viên kế thừa tại Harvard là người da trắng. Theo nghiên cứu, cơ hội được nhận vào trường học của sinh viên da trắng cao gấp 7 lần sinh viên da màu nếu gia đình của họ có đóng góp cho trường. Trong khi đó, sinh viên người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Á và người gốc Tây Ban Nha chỉ chiếm dưới 16%. 

Đằng sau ngôi trường danh giá bậc nhất thế giới là những quy tắc ngầm, là sự thiên vị có hệ thống. Chẳng sai khi nói đây là trò chơi gian lận - một trò chơi mà người da trắng sẽ ở vị thế áp đảo.

Năm 2019, một vụ bê bối tuyển sinh đại học gây chấn động nước Mỹ. Hàng chục cha mẹ giàu có đã chi trả số tiền lớn để chạy cho con họ suất học tập tại các trường đại học nổi tiếng như Stanford, Yale,... 

Đã có khoảng 50 người bị bắt giữ vì dính líu bê bối này. Đối tượng bị truy tố gồm người đứng đầu đường dây William "Rick" Singer, 33 phụ huynh chi tiền mua suất, Mark Riddell - người chịu trách nhiệm thi hộ cho nhiều thí sinh - và nhân viên các trường hợp tác với Singer để vận hành đường dây.

Singer, thông qua các "đối tác", đưa ra phương án "luồn lách" như mua chuộc quản trị viên của kỳ thi SAT hoặc ACT, thuê người thi hộ, làm chứng nhận thiếu năng lực học tập giả cho con để có thêm thời gian làm bài thi,... 

Trong một số trường hợp, Singer mua chuộc các huấn luyện viên hoặc quản lý các trường để họ đứng ra giới thiệu sinh viên theo diện thể thao hoặc nhận họ vào đội thể thao của trường. Đây là hai căn cứ để nhân viên phòng tuyển sinh ưu tiên xét tuyển thí sinh.

Thực tế, khi nghiên cứu và đánh giá số liệu của Harvard, có một nhóm người da trắng phân biệt chủng tộc chưa ý thức được hành động gian lận, hối lộ là xấu. Họ cho rằng đó là đặc quyền riêng của người da trắng giàu có. Và cho rằng người da trắng "xứng đáng" bước chân vào trường Harvard ưu tú.

ĐH Harvard và một số ngôi trường khác từ lâu được ca ngợi là thế giới của những thiên tài. Đa số người trẻ suy nghĩ như vậy, tuy nhiên, thực tế rất khác. Giảng đường đó tràn ngập thế hệ "con ông cháu cha". Những người sẽ không bao giờ có mặt ở đó nếu không có tiền bạc và mối quan hệ ở mức độ "khủng".

Theo The Guardian

https://afamily.vn/sinh-vien-harvard-khong-thong-minh-nhu-tuong-tuong-chi-can-co-3-chu-e-du-ban-hoc-kem-thi-van-hien-ngang-buoc-vao-truong-20211228112744021.chn
 

 

Theo afamily.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU