Số liệu vaccine AstraZeneca được dùng nhiều trên thế giới, chỉ sau Pfizer: Bài học "liệu cơm gắp mắm" chống lại "virus lắm chiêu"

Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca vẫn được xem là an toàn mặc dù nhiều người đang quan ngại về nguy cơ gặp biến cố không mong muốn ở người trẻ.

Trước thông tin một vài trường hợp tử vong sau khi chích vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca, mạng xã hội Việt Nam tiếp tục dậy sóng với một số bài báo nói về giới hạn chỉ định dùng vaccine này ở nước ngoài.

Nhiều người hoang mang không biết tại sao một số nước không dùng hoàn toàn hoặc không dùng cho người trẻ tuổi, nhưng một số nước khác lại vẫn cho sử dụng. Xin cung cấp thêm góc nhìn về vấn đề này qua bài viết sau đây để bạn đọc có cái nhìn tốt hơn về chiến lược dùng vaccine tại các nước đang phát triển.

Đau đầu về việc chọn lựa loại vaccine

Hơn 1 năm chiến đấu với con virus lắm chiêu, nhiều người kỳ vọng rằng sự ra đời của vaccine sẽ giải quyết được mọi chuyện. Tuy nhiên, ngay cả ở thời điểm hiện tại, khi đã có nhiều lựa chọn vaccine thì một số quốc gia và vùng lãnh thổ vẫn đang gặp phải bài toán tiếp cận vaccine, nhất là ở nhiều nước thu nhập trung bình-thấp.

Trong khi đó, ở một số quốc gia thu nhập cao, nguồn vaccine dồi dào hơn nhưng người ta vẫn đau đầu về việc chọn lựa loại vaccine để đưa vào sử dụng (Hình 1).

Hình 1. Sự khác biệt trong tiếp cận vaccine giữa các nước thu nhập cao, vừa và thấp.

Tại Canada, vào những tháng đầu năm 2021, cả 3 loại vaccine của Pfizer, Moderna và AstraZeneca đều được chấp thuận tạm thời trong thời điểm cấp thiết.. Cũng vào thời điểm đó, Canada bị bùng dịch đợt 2 và đợt 3 với hàng ngàn ca nhiễm mỗi ngày. Hệ thống y tế và các phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) trở nên quá tải.

Vaccine của AstraZeneca với lợi điểm bảo quản dễ dàng, nguồn cung lại dồi dào nên được tung ra chích đại trà, ưu tiên cho nhóm dân số 60-64 tuổi, sau đó đến nhóm trẻ tuổi hơn.

Tuy nhiên, khi những ca bệnh đông máu hiếm gặp nhưng nghiêm trọng trong Hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vaccine được báo cáo tại Châu Âu, Hội đồng tư vấn quốc gia về chủng ngừa tại Canada đã ra khuyến cáo không tiêm vaccine loại này cho người dưới 30 tuổi.

Tại Châu Âu, quý độc giả hẳn còn nhớ nhiều nước đã tạm ngừng tiêm vaccine AstraZeneca, nhưng sau đó lại cho tiêm lại với giới hạn về độ tuổi sau khi vaccine này được xác nhận là có liên quan đến hội chứng hiếm gặp nói trên nhưng vẫn trong ngưỡng an toàn.

Trong khi đó, nhiều nước Châu Phi, Nam Mỹ vẫn xem vaccine AstraZeneca là chủ lực và một số nước vẫn sử dụng vaccine này cho toàn bộ người dân của mình. 

(Xem thêm tại: https://ourworldindata.org/covid-vaccinations )

Hình 2. Vaccine AstraZeneca vẫn là một trong những vaccine được sử dụng nhiều trên thế giới

Hình 3. Tỉ lệ sử dụng vaccine AstraZeneca khác nhau tùy theo mỗi quốc gia.

Điều gì làm nên sự khác biệt?

Điều gì dẫn đến sự khác biệt trong việc lựa chọn và sử dụng vaccine giữa các quốc gia?

Đầu tiên là lo ngại về biến cố không mong muốn (hay tác dụng ngoại ý) khi dùng AstraZeneca vaccine, dù tỷ lệ này cực thấp. Ngoài ra, những lựa chọn vaccine khác mà quốc gia đó đang có cũng là yếu tố ảnh hưởng.

Trước hết hãy cùng tìm hiểu về biến cố không mong muốn là hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vaccine.

Hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối là hội chứng liên quan đến sự giảm nồng độ tiểu cầu trong máu kèm theo sự hình thành cục máu đông. Các triệu chứng của hội chứng này thường xảy ra từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 26 sau khi tiêm vaccine. Huyết khối có thể xuất hiện ở nhiều nơi trong cơ thể như não (gọi là huyết khối xoang tĩnh mạch não) hoặc bụng.

Theo số liệu công bố từ Cơ quan Quản lý Thuốc và Sản phẩm Chăm sóc sức khỏe (MHRA) Vương quốc Anh, tính đến ngày 16 tháng 6 năm 2021, đã có báo cáo Thẻ vàng về 389 trường hợp mắc hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau khi tiêm vaccine COVID-19 AstraZeneca.

Phát hiện và xử trí sớm Hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối

Đi khám ngay nếu có các dấu hiệu/triệu chứng sau đây:

- Đau đầu nặng, tiến triển nặng hơn hoặc không cải thiện với thuốc giảm đau.

- Đau đầu bất thường, tệ hơn khi nằm hoặc chồm/cúi người về phía trước.

- Đau đầu kèm với mờ mắt, khó nói, buồn nôn/nôn mửa, yếu cơ, lơ mơ hoặc co giật.

- Xuất huyết lấm chấm dưới da, bầm tím da không rõ nguyên nhân.

- Khó thở, đau tức ngực, sưng phù chân hoặc đau bụng liên tục.

Trong số đó, 31 ca (8%) đã được báo cáo sau khi dùng liều thứ hai. Trong số 389 ca này, 203 trường hợp được ghi nhận ở nữ giới và 183 trường hợp ghi nhận ở nam giới từ 18 đến 93 tuổi.

Tỷ lệ tử vong chung là 17% với 68 trường hợp tử vong, mà 4 trường hợp xảy ra sau liều thứ hai (Bảng 1). Cần lưu ý rằng đây là con số tất cả những biến cố không mong muốn được báo cáo về mà không cần biết nó thực sự đã được chứng minh do vaccine hay không.

Tính trên tổng số hàng chục triệu triệu liều vaccine COVID-19 AstraZeneca đã được sử dụng tại thời điểm này, nhiều báo cáo cho thấy tỷ lệ gặp phải hội chứng này là 1/100.000 - 1/1.000.000 liều.

Như vậy, nếu so sánh với tỉ lệ thương tật-tử vong do việc nhiễm COVID-19 mang lại, có thể nói rằng tỉ lệ xui rủi gặp biến chứng do vaccine ngừa bệnh này là thấp hơn rất nhiều. Tỉ lệ biến cố < 1/10.000="" được="" xếp="" vào="" loại="">rất hiếm theo quan điểm y khoa và vaccine này vẫn được xem là trong giới hạn an toàn.

Tuy nhiên, những phân tích thêm sau đó tại Anh đã cho thấy tần suất gặp phải biến cố này ở người trong độ tuổi 18-49 tuổi là 19.6 ca/1 triệu liều, cao hơn so với 10.8 ca/1 triệu liều ở những người trên 50 tuổi.

Trước những lo lắng của người dân về tác dụng phụ của vaccine, nhiều nhà hoạch định chính sách đã phải đắn đo cân nhắc. Cần nhớ rằng số liệu thực tế cho thấy nhóm tuổi dưới 40 ít có nguy cơ bị biến chứng nặng từ COVID-19.

Lợi ích khi tiêm vaccine có thể không vượt trội so với nguy cơ gặp tác dụng phụ nghiêm trọng mà nó mang lại. Ở những nơi hay tại thời điểm mà tỷ lệ lưu hành bệnh thấp, nguy cơ này càng không dễ và không đáng để chấp nhận.

Trước tác dụng không mong muốn có thể xảy ra nhưng rất hiếm này, các nước đã có suy nghĩ và quyết định khác nhau.

Những nước có nguồn cung vaccine khác như Pfizer hay Moderna đã sử dụng các vaccine này cho người trẻ tuổi (<30-50 tuổi)="" để="" giảm="" thiểu="" nguy="" cơ="" từ="" vaccine="" astrazeneca="" dù="" nó="" là="" cực="" thấp.="" trong="" khi="" đó,="" những="" nước="" đang="" ở="" cao="" trào="" dịch="" bệnh="" mà="" không="" có="" lựa="" chọn="" nào="" khác="" thì="" vẫn="" sử="" dụng="" vaccine="" astrazeneca="" cho="" toàn="" bộ="" dân="" số="" của="">

Câu chuyện này cũng giống như việc lựa chọn xe ô-tô mà mỗi người sẽ có thể có quan điểm riêng. Ai cũng muốn mua một chiếc ô-tô để được an toàn hơn khi lưu thông, nhưng sẽ có người chờ mua xe đời mới mắc tiền hơn để "an toàn tối đa", trong khi vẫn có nhiều người chọn xe đời cũ với độ an toàn có thể thấp hơn tí xíu nhưng vẫn đảm bảo an toàn ở mức cho phép.

Số ca mắc hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau khi chích vaccine AstraZeneca theo độ tuổi

Việc chọn chích vaccine gì cũng sẽ tùy vào tình huống cụ thể và tiềm lực của mỗi nước. Không có bất kỳ chiến thuật nào có thể áp dụng rập khuôn cho mọi quốc gia và lãnh thổ. Ngay cả tại cùng một quốc gia, chiến thuật cũng phải thay đổi theo thời gian và tùy vào tình hình thực tế.

Dù vậy, vẫn cần nhấn mạnh rằng nhiều quốc gia đang giới hạn việc tiêm vaccine của AstraZeneca cho những người trên 55-60 tuổi vì lo lắng về hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối.

Vì những người cao tuổi và những người có bệnh nền là những đối tượng có nguy cơ chuyển nặng và tử vong do COVID-19, dễ trở thành nguyên nhân làm quá tải hệ thống điều trị, việc ưu tiên tiêm chủng để bảo vệ cho những người này cũng phù hợp với mục tiêu hàng đầu ở nhiều nước, sau khi triển khai tiêm chủng cho nhân viên y tế.

Tóm lại, vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca vẫn được xem là an toàn mặc dù nhiều người đang quan ngại về nguy cơ gặp biến cố không mong muốn ở người trẻ.

Khi nguồn vaccine còn khan hiếm, việc ưu tiên chích ngừa cho người lớn tuổi và/hoặc có bệnh nền phù hợp với chiến lược giảm thiểu thương vong do COVID-19 và cũng sẽ được cộng đồng chấp nhận dễ dàng hơn. Với những người trẻ dưới 55 tuổi, nên được sàng lọc trước khi chích. Bên cạnh đó, người đi tiêm ngừa cần được thông tin đầy đủ để tự theo dõi các dấu hiệu của Hội chứng huyết khối giảm tiểu cầu để phát hiện và xử lý sớm.

Y học cộng đồng là dự án thiện nguyện do nhiều bác sĩ trong và ngoài nước chung tay xây dựng.

Website https://yhoccongdong.com/ tổng hợp và chuyển tải thông tin cơ bản, quan trọng về nhiều loại bệnh, cách điều trị và phòng tránh giúp cộng đồng giữ gìn sức khỏe.

Những thông tin này luôn tham khảo tài liệu dành cho bệnh nhân uy tín ở Anh, Nhật, Mỹ để đảm bảo tính xác thực và tính hệ thống.

Tài liệu tham khảo

https://www.canada.ca/en/public-health/services/immunization/national-advisory-committee-on-immunization-naci/recommendations-use-covid-19-vaccines/summary-statement-june-17-2021.html

https://www.northcountrypublicradio.org/news/story/43774/20210516/astrazeneca-vaccine-withdrawn-from-first-dose-use-in-ontario-and-quebec

https://covid19-sciencetable.ca/sciencebrief/vaccine-induced-prothrombotic-immune-thrombocytopenia-vipit-following-astrazeneca-covid-19-vaccination/

https://www.hamiltonhealthsciences.ca/share/blood-clot-astrazeneca-vaccine-safety/

https://www.reuters.com/business/healthcare-pharmaceuticals/some-countries-limit-astrazeneca-vaccine-use-eu-findings-jj-shot-expected-2021-04-20/?fbclid=IwAR3NMILuZGY76iEiY3XS4rkWG-OdxZ7M7VPxNzFZHU7bVKfCjvr6TQkZwtI

 

Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/so-lieu-vaccine-astrazeneca-duoc-dung-nhieu-tren-the-gioi-chi-sau-pfizer-bai-hoc-lieu-com-gap-mam-chong-lai-virus-lam-chieu-161213006170807569.htm

Theo ttvn.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU