Hăm là một chứng bệnh ngoài da. Thông thường lớp da tại vùng tiếp xúc sẽ hơi đỏ, nặng hơn có thể nứt nẻ, đóng vẩy và có thể dẫn tới mưng mủ ở khu vực da bị hăm.
Lạm dụng phấn rôm khi trẻ đang bị hăm có thể gây phát sinh vi khuẩn, làm bít lỗ chân lông của bé. Khi lỗ chân lông bị bít chặt, vi khuẩn càng được đà sinh sôi gây viêm nhiễm, mẩn ngứa, gây loét da và khiến tình trạng hăm tã càng trở nên trầm trọng hơn.
Về bản chất, phấn rôm không giúp điều trị hăm tã ở trẻ, do đó cha mẹ nào đang sử dụng cho con cần ngừng lại ngay trước khi quá muộn.
Mọi trẻ sơ sinh từ 0-24 tháng tuổi có thể mắc phải hăm tã bất cứ lúc nào. Nguyên nhân có thể đến từ tã/bỉm kém chất lượng, thời gian bé đeo tã kéo dài, do cha mẹ vệ sinh da bé không đúng cách hoặc do cơ địa trẻ dễ dị ứng với các tác nhân gây hại xung quanh.
Hăm tã gây lo lắng cho cha mẹ vì chúng ảnh hưởng trực tiếp tới làn da và sức khỏe của trẻ. Do đó, để đẩy lùi hăm tã cho con các bậc phụ huynh không tiếc công áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có thoa phấn rôm lên vùng da bị hăm.
Theo các chuyên gia, hăm tã là bệnh lý dễ điều trị nếu cha mẹ sớm phát hiện ra những dấu hiệu đầu tiên của bệnh: vùng da quấn tã đỏ ửng, nổi mụn li ti, sờ vào có cảm giác nóng hơn các vùng da khác. Lúc này, cha mẹ chỉ cần chú ý vệ sinh da bé thường xuyên bằng nước ấm sạch, sau đó lau khô và cần để thoáng vùng bị hăm.
Hăm ở dạng nhẹ sẽ tự động khỏi không cần điều trị. Chỉ cần bôi kem trị hăm vào các vết hăm hoặc dùng dầu hướng dương đã sát trùng sẽ có tác dụng khử mùi rất tốt. Nếu bị hăm ở dạng nặng hoặc có mủ, tốt nhất là không bôi kem.
Một số vết hăm khó điều trị có thể là do biến chứng của dạng dị ứng thức ăn. Do đó, nếu mẹ vẫn đang cho con bú thì không nên ăn các thức ăn có thể gây dị ứng cho con như: cà phê, cá, trứng, sữa, đồ hộp, bánh ngọt,…
Hạn chế dùng sữa tươi và các sản phẩm làm từ sữa. Nếu trẻ được nuôi bộ nên đổi sữa bột cho trẻ, tránh không cho trẻ uống nước hoa quả ép.
Tác hại của phấn rôm
- Với những bé gái điều này là cấm kỵ, nếu sử dụng phấn rôm không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến vùng kín của bé.
- Theo thống kê của các chuyên gia cho thấy, cứ 70 bé gái sử dụng phấn rôm trị hăm vùng kín thì có một bé bị u ác tính ở buồng trứng sau này. Việc sử dụng phấn rôm trong một thời gian dài sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư buồng trứng cao gấp 4 lần so với trẻ bình thường.
- Sở dĩ phấn rôm có thể gây nên biến chứng kinh khủng này là do cấu tạo cơ thể bé gái với hố chậu và bộ phận sinh dục bên trong thông với bên ngoài. Do đó những bụi phấn, chất ô nhiễm siêu nhỏ từ môi trường có thể xâm nhập vào hố chậu thông qua âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, ống dẫn trứng dẫn đến viêm nhiễm, tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển.
- Khi thoa phấn rôm gần khu vực vùng kín, các hạt bụi phấn li ti sẽ dễ dàng xâm nhập cơ thể và nhiễm vào âm đạo của bé.
Hướng dẫn chăm sóc khi trẻ bị hăm tã
- Chú ý lau người bé thật khô sau khi tắm rồi mới quấn tã.
- Nên thay tã cho bé thường xuyên không để quá lâu.
- Không nên bôi, rắc phấn rôm cho trẻ dễ làm bít tắc lỗ chân lông gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da.
- Vệ sinh sạch sẽ cho bé chú ý phải rửa vùng bẹn và sinh dục ngoài ngay sau khi bé đi vệ sinh xong bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới.
- Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau và xây xước da thêm.
- Dùng khăn ướt có thể làm khô da bé, bạn cần cẩn thận chọn loại không cồn và không mùi. Nếu có thể, bạn nên để da bé tiếp xúc với không khí trong khoảng thời gian ngắn sau khi thay bỉm. Việc này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn và các vết hăm cũng sẽ mau lành hơn.
- Kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện khi tã lót của bé ướt.
- Có thể thoa kem chống hăm chứa oxit kẽm sau mỗi lần thay tã.
Nếu hăm tã không có dấu hiệu giảm sau vài ngày hoặc thậm chí tệ hơn như: có tình trạng loét, trợt, mun mủ ngoài da hay lan đến bụng của bé, hãy đưa bé đi khám .