Tâm lý học: Nói chuyện với chính mình không phải bệnh tâm thần, đây là ‘THUỐC BỔ’ mà ai cũng nên có!

(lamchame.vn) - Theo các chuyên gia tư vấn tâm lý, việc nói chuyện một mình một cách thích hợp là kỹ năng quan trọng để điều chỉnh cảm xúc, hành vi.

(Ảnh minh hoạ)

 Làm thế nào để “nói chuyện với chính mình” một cách khoa học?

Dưới đây tôi sẽ chia sẻ với bạn một số phương pháp thiết thực giúp bạn vượt qua tiếng nói tiêu cực bên trong và sử dụng cách tự nói chuyện tích cực để quản lý cuộc sống.

- Ghi lại cuộc nói chuyện thường xuyên của bạn: Khi việc tự nói chuyện với bản thân trở thành thói quen hàng ngày, chúng ta thực sự khó nhận ra mình đang nói gì với chính mình. Vì vậy, trước khi thực hiện, bạn cần quan sát và ghi lại một cách có ý thức để xem bạn thường nói chuyện với chính mình trong hoàn cảnh nào, ngôn từ và phong cách trò chuyện là gì. Khi viết ra những dòng chữ đó rõ ràng, chúng ta mới nhận ra mình đã khắt khe với bản thân đến mức nào, sự khắc nghiệt này thật vô lý biết bao.

- Chuẩn bị và luyện tập một số từ tích cực: Khi vẫn chưa thể tự nhiên trò chuyện tích cực với chính mình, trước tiên chúng ta có thể chuẩn bị một số từ tích cực có thể thay thế những từ tự xúc phạm và tiêu cực đó, chẳng hạn như “Không sao đâu, bạn sẽ học được từ nó”, "Đừng sợ, vẫn có người yêu bạn”,... Nếu ban đầu bạn thấy khó khăn, hãy tưởng tượng bạn sẽ nói gì với người bạn yêu quý nhất . Đừng ngại ngùng, dù ban đầu là cố ý nhưng hãy tin rằng nó vẫn hiệu quả. Theo thời gian, khi việc đối xử với bản thân một cách nhẹ nhàng và tử tế, bạn sẽ hiểu rằng mình xứng đáng được đối xử như vậy.

- Mạnh dạn lên tiếng: Trong nghiên cứu về việc tự nói chuyện, người ta cũng phát hiện ra rằng so với những lời thì thầm nội tâm, việc tự nói to có thể đóng vai trò thúc đẩy tốt hơn, đạt được mục tiêu nhanh hơn. Vì vậy, nếu bạn muốn tự nói chuyện để cải thiện bản thân ở một lĩnh vực nào đó, hãy thử đưa kịch tính nội tâm lên sân khấu. Nếu cảm thấy ngại ngùng, bạn có thể điều chỉnh âm lượng để chỉ mình bạn có thể nghe thấy.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU