1. Những điều cần biết về dấu hiệu trẻ bệnh sởi
Tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện của bệnh sởi ở trẻ em trước hết, là bước quan trọng và là một cách tiếp cận đúng đắn, để cha mẹ có thể hiểu rõ về tình trạng của trẻ trước khi tìm giải pháp, cụ thể là trẻ bị sởi nên kiêng gì. Sởi là bệnh lành tính và rất dễ lây lan qua đường hô hấp, thường xuất hiện theo mùa. Sởi cũng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong khoảng độ tuổi từ 1 đến 4. Bệnh sởi ở trẻ em là do virus sởi gây ra. Dấu hiệu bệnh sởi dễ nhận thấy nhất là sốt cao liên tục ở trẻ từ 39 độ C đến 40 độ C. Bên cạnh đó, trẻ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, hắt hơi, chảy nước mũi, mắt đỏ, xuất hiện những chấm nhỏ màu đỏ khoảng 1mm nổi lên, dễ quan sát thấy khi trẻ há miệng to.
Sau khi sốt 3-4 ngày, trẻ bắt đầu phát ban. Đầu tiên, các vết ban đỏ với kích thước khoảng 1- 1.5mm có xu hướng kết dính lại với nhau ở tai, rồi lan dần sang hai bên má, cổ, ngực, trên tay, sau lưng, chân cho đến khi lan rộng toàn thân. Trước khi đặt câu hỏi trẻ bị sởi nên kiêng gì, thì cha mẹ cũng cần hiểu thêm tác hại, cũng như những biến chứng có thể xảy ra khi trẻ bị sởi. Bệnh sởi khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và học tập của mình như: không đến trường được trong thời gian mắc bệnh, cơ thể khó chịu, biếng ăn, không có đủ dinh dưỡng trong quá trình mắc bệnh. Không những thế, bệnh sởi còn có thể để lại những biến chứng nặng nề cho trẻ như: viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não, mờ giác mạc,...nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy, trẻ bị sởi nên kiêng gì để quá trình chăm sóc điều trị diễn ra tốt hơn sẽ được cung cấp ngay trong phần dưới đây.
2. Trẻ bị sởi nên kiêng gì để rút ngắn thời gian điều trị và tăng hiệu quả hồi phục?
2.1. Trong chế độ dinh dưỡng của trẻ bị sởi nên kiêng gì?
Vào thời gian bệnh, trẻ bị sởi nên kiêng ăn các thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ hoặc thực phẩm được chế biến ở dạng chiên, xào,...vì chúng sẽ làm cho hệ tiêu hóa của trẻ làm việc không ổn định trong suốt thời kì ủ bệnh. Đồng thời, không nên chế biến cho trẻ các thức ăn có chứa protein dễ gây ngứa như: cá biển, tôm, cua, thịt gà, thịt vịt,...
Bên cạnh đó, cần hạn chế cho trẻ bị sởi ăn các thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng muối cao, chứa các chất phụ gia không tốt cho sức khỏe. Khi nêm thức ăn cho trẻ, cha mẹ nên loại bỏ các gia vị cay nóng, như ớt hay hạt tiêu, vì đây là những gia vị có tác dụng trợ nhiệt, động huyết, gây ra phản ứng bất lợi cho trẻ bị sởi.
Ngoài ra, trẻ bị sởi nên kiêng các đồ uống có gas, cồn. Các loại thức uống này không những khiến cơ thể bé bị ốm mất nước, mà còn làm trầm trọng thêm những biểu hiện của bệnh. Thay vào đó, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hoặc các thực phẩm hỗ trợ, như Oresol có tác dụng cung cấp nước, các chất điện giải; nước ép một số loại trái cây để bổ sung vi lượng, tăng cường vitamin và tăng sức đề kháng cho trẻ.
2.2. Trẻ bị sởi nên kiêng gì trong thời gian nghỉ ngơi?
Bệnh sởi sẽ khiến trẻ cảm thấy đau nhức mắt và đổ ghèn nhiều. Chính vì vậy, trẻ bị sởi nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng. Để làm việc này, cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi nơi thoáng đãng, đồng thời, hạn chế ánh sáng bằng việc treo rèm cửa nơi chăm sóc bé.
Nhiều người thắc mắc có nên cho trẻ bị sởi nằm quạt, điều hòa hay không. Các chuyên gia y tế trả lời rằng, khi trẻ mắc bệnh sởi, vẫn có thể cho trẻ nằm trong phòng có máy lạnh hoặc bật quạt để điều hòa thoáng khí. Tuy nhiên, cha mẹ cần tìm hiểu cẩn thận cách sử dụng các thiết bị này sao cho hợp lý, khoa học, biến chúng thành công cụ hỗ trợ giúp bé bị ốm mau hồi phục, chứ đừng trở thành vật độc hại khiến bé bị nhiễm lạnh.
2.3. Trẻ bị sởi nên kiêng tắm liệu có đúng không?
Nhiều cha mẹ thắc mắc liệu trẻ bị sởi có nên tắm không. Nếu không cho trẻ vệ sinh cơ thể bằng việc lau sơ hoặc tắm bằng nước ấm, thì bệnh có thể trở nặng hơn, do mồ hôi, chất bẩn tích tụ không được xử lý sẽ gây ra bội nhiễm rất nguy hiểm. Hãy làm sạch cơ thể giúp con bị bệnh giảm bớt mệt mỏi và tránh tình trạng viêm nhiễm da.
Tóm lại, trẻ bị sởi nên kiêng gì là điều rất cần thiết phải nắm bắt. Vì điều này mang lại lợi ích nhất định khi cha mẹ chăm sóc trẻ bị bệnh. Hy vọng rằng, những thông tin trên sẽ giúp cha mẹ yên tâm hơn phần nào, trong quá trình chăm sóc con, biết cách điều chỉnh và cân bằng, để tăng hiệu quả hồi phục cho con.
Theo sohuutritue.net.vn