Biểu hiện của bệnh tiểu đường thai kỳ
Khát nước, đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, buồn nôn, viêm nhiễm âm đạo và suy giảm thị lực là những biểu hiện bệnh tiểu đường thai kỳ |
Rất khó để nhận biết bệnh tiểu đường thai kỳ. Những biểu hiện thông thường của bệnh bao gồm: khát nước, đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, buồn nôn, viêm nhiễm âm đạo và suy giảm thị lực thường rất dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu có thai. Những nhóm bà bầu có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao: mang thai lớn tuổi, có tiền sử bị tiểu đường hoặc người thân bị bệnh tiểu đường, phụ nữ thừa cân, béo phì thường được chỉ định kiểm tra glucose từ những tuần đầu tiên của thai kỳ.
Ảnh hưởng bệnh tiểu đường thai kỳ tới mẹ và bé
Ảnh hưởng đến mẹ bầu
Mẹ bầu hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh |
- Nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao: Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng tới mức lipid huyết thanh và có thể gây cao huyết áp làm tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch khác.
- Có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo
- Nguy cơ băng huyết sau khi sinh.
- Nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, mẹ sẽ có nguy cơ bị béo bụng sau này.
- Tăng nguy cơ bị huyết áp cao.
Ảnh hưởng đến thai nhi
- Nếu tiểu đường thai kỳ không được điều trị, nó có thể dẫn tới thai to, điều này có nghĩa trẻ có trọng lượng lớn hơn đáng kể so với trọng lượng trung bình của thai.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.
- Nếu không được kiểm soát, tiểu đường thai kỳ có thể gây sinh non, sẩy thai hoặc thai chết lưu, nhất là trong những tuần cuối thai kỳ.
- Khiến bé mắc các bệnh lý như vàng da, đa hồng cầu, giảm canxi, các vấn đề về tim mạch.
Mẹ bầu có thể kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, hạn chế ăn đồ chiên xào, tăng cường rau xanh, hoa quả trong bữa ăn.
Xem thêm: Bé 1 ngày tuổi tử vong vì mẹ ngủ quên khi đang cho con bú
Theo sohuutritue.net.vn