Nguy cơ đại dịch sởi bùng phát mạnh tại miền Nam
Bác sĩ Huỳnh Thị Thúy Hoa, hiện đang công tác tại BV Nhiệt đới TP. HCM cho biết, năm nay tình hình bệnh sởi có nhiều dấu hiệu đáng ngại hơn những năm trước. Theo lời bác sĩ, cuối năm 2018 đã có dấu hiệu tăng mạnh các ca mắc bệnh sởi. Đặc biệt đầu tháng 1 này bệnh viện đã quá tải, không đủ giường bệnh cho bệnh nhân, và sự gia tăng này hiện vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Dấu hiệu bệnh sởi cần “nằm lòng”
Bệnh sởi có nhiều biểu hiện ban đầu dễ nhầm lẫn với sốt phát ban. Bởi vậy các bậc cha mẹ cần cẩn thận theo dõi con nhỏ và đưa ngay đến cơ sở Y tế gần nhất nếu có bất kỳ biểu hiện: Sốt, phát ban đi kèm với ít nhất một trong các triệu chứng: ho, đau mắt đỏ, chảy nước mắt, chảy nước mũi, nổi hạch, đau khớp.
Chủ động bảo vệ gia đình, đặc biệt bà bầu và trẻ nhỏ
Sai lầm khi cho rằng bệnh sởi chỉ có ở trẻ em. Theo bác sĩ Hoa, hiện nay số người lớn mắc bệnh phổi cũng đã chiếm đến một nửa. Các bác sĩ cũng khuyến cáo các bà bầu nên đặc biệt chú ý chủ động phòng chống dịch bệnh sởi trong thời gian hiện nay. Thai phụ nếu mắc bệnh sởi có nguy cơ bị lưu thai, sinh non rất cao. Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, bác sĩ khuyên các chị em nên đảm bảo tiêm ngừa vắc xin sởi - quai bị - rubella trước khi có ý định mang thai để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh. Một lưu ý nhỏ nữa chính là nếu các bà bầu chưa tiêm thì không nên tiêm vắc-xin này trong chu kỳ mang thai.
Ở trẻ em, bệnh sởi cũng cần đặc biệt được lưu ý phòng ngừa. Các phụ huynh nên cho con mình đi chích nừa đầy đủ. Theo các bác sĩ, nhiều bậc cha mẹ thường hay quên đưa con đi chích nhắc lại, khiến cho miễn dịch sởi chưa đủ đáp ứng.
Theo các bác sĩ, nhiều bậc cha mẹ thường hay quên đưa con đi chích nhắc lại vắc xin sởi – rubella, khiến cho miễn dịch sởi chưa đủ đáp ứng. |
Tết đang cận kề, không khí ẩm lạnh kèm theo việc hay tụ tập đông người chính là dịp lý tưởng để dịch sởi hoành hành. Các bà bầu, trẻ nhỏ trong thời gian này hạn chế đến những nơi tụ tập quá đông người. Nên đeo khẩu trang Y tế khi đến những nơi công cộng. Đặc biệt tích cực bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nên rửa tay bằng xà phòng thường xuyên,…
Để phòng chống bệnh sởi trong mùa ẩm lạnh này, Cục Y tế dự phòng đã có những khuyến cáo chi tiết sau:
- Chủ động đưa trẻ chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ vắc xin sởi – rubella đi tiêm đầy đủ và đúng lịch.
- Bệnh sởi là bệnh lây lan qua đường hô hấp, qua dịch tiết của người bệnh, nên việc phòng bệnh sẽ gắn liền với vệ sinh cá nhân. Các mẹ nên chủ động giữ gìn vệ sinh thân thể, mũi họng cho cả gia đình hằng ngày.
- Bệnh sởi rất dễ lây, vì vậy nên hạn chế tối đa tiếp xúc với những người bị nghi mắc bệnh
- Khi có bất kỳ biểu hiện: Sốt, phát ban đi kèm với ít nhất một trong các triệu chứng: ho, đau mắt đỏ, chảy nước mắt, chảy nước mũi, nổi hạch, đau khớp; bạn cần đến ngay cơ sở Y tế gần nhất để được thăm khám