Thực tế cho thấy đa số các hành động đều xuất phát từ thói quen chăm con của người lớn và sự cẩn trọng vì lo lắng cho trẻ khi ăn uống mà cha mẹ không biết rằng mình đang vô tình khiến trẻ bị nhiễm khuẩn.
Nngoài nụ hôn, những việc sau đây của người lớn cũng khiến cho đứa trẻ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Các chuyên gia chỉ ra rất nhiều cha mẹ đang làm những việc này mỗi ngày.
Thứ nhất: Nhai thức ăn cho trẻ
|
Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của trẻ, trẻ có thể ăn nhiều các loại thực phẩm bổ sung khác nhau, nhưng có không ít cha mẹ vì cho rằng răng của trẻ vẫn chưa phát triển tốt, nên thường nhai thực phẩm trước khi cho trẻ ăn. Việc làm này của người lớn thực sự không tốt đối với sức khỏe của trẻ, bởi vì khi mẹ nhai thức ăn, chất dinh dưỡng trong thực phẩm đã mất đi một phần, thêm nữa các loại vi khuẩn trong miệng người lớn rất nhiều, rất dễ thông qua thực phẩm, lan truyền qua miệng của trẻ, từ đó dẫn đến trẻ bị mắc các bệnh về răng miệng. Cha mẹ thường xuyên làm điều này, cũng không có lợi cho sự phát triển cơ nhai của trẻ.
Thứ hai: Dùng miệng nếm thử đồ ăn của trẻ để kiểm tra nhiệt độ
Bất luận là khi cho trẻ bú bình hay cho trẻ uống nước, hoặc ăn cháo mẹ thường thích tự mình uống một ngụm để kiểm tra nhiệt độ, với chủ ý không muốn trẻ bị bỏng. Tuy nhiên, cha mẹ không biết rằng, điều này cũng khiến trẻ bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, người lớn khi muốn thử nhiệt độ của thực phẩm, nếu là sữa hoặc nước thì có thể nhỏ một vài giọt vào mu bàn tay, không dùng miệng trực tiếp thử ở dụng cụ ăn uống của trẻ, còn nếu là thức ăn thì nên dùng thìa riêng để thử.
|
Những hành động này đều có thể khiến trẻ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh, hi vọng các bậc cha mẹ nên dừng lại ngay từ bây giờ.
Thứ ba: Dùng miệng thổi thức ăn cho trẻ
Việc này cũng đồng nghĩa với việc nhai thức ăn cho trẻ. Khi người lớn thổi thức ăn cho trẻ cũng chính là đem vi khuẩn từ miệng người lớn, truyền sang cho trẻ. Bởi vì khi thổi, hơi lạnh, nước bọt từ miệng sẽ bắn ra và rơi vào thức ăn của trẻ, tự nhiên sẽ đem vô số các loại vi khuẩn truyền nhiễm sang trẻ. Vì vậy khi cho trẻ ăn, cha mẹ không nên nóng vội, cứ để thức ăn tự nguội dần.
|
Thứ tư: Không chú ý đến việc vệ sinh ăn uống ở trẻ
Đứa trẻ bình thường bắt đầu ăn dặm từ khoảng tháng thứ 6. Khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, bé luôn làm vương vãi thức ăn, nhiều khi nhìn trẻ không khác một "con mèo". Người lớn vì muốn giảm bớt thủ tục, nên đợi đến khi trẻ ăn xong mới đưa trẻ đi rửa tay, rửa mặt. Tuy nhiên, các chuyên gia kiến nghị cha mẹ không nên làm như vậy, bởi vì khi thức ăn bám vào tay và mặt, sẽ khiến đứa trẻ vô cùng khó chịu.
|
Hơn nữa, có rất nhiều trẻ còn có thói quen mút tay, điều này rất dễ đem những vật lạ có chứa vi khuẩn gây bệnh vào trong bụng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Vì vậy, khi trẻ đang ăn, người lớn nên kịp thời dùng khăn giấy để lau tay, lau mặt cho trẻ. Do da của trẻ tương đối mỏng, người lớn phải sử dụng khăn giấy mềm, thân thiện với làn da của trẻ, tránh trẻ bị kích ứng da.
Theo sohuutritue.net.vn