Điều này đồng nghĩa, bố mẹ thế nào sẽ nuôi dạy con trẻ như thế. Trẻ được nuôi dạy trong gia đình hòa thuận sẽ có tương lai khác biệt so với đứa trẻ sống trong gia đình bất hòa.
Và nếu một đứa trẻ khi sở hữu đặc điểm tính cách như nhát gan, tự ti, tính khí nóng nảy, không có cảm giác an toàn, cha mẹ hãy thử tưởng tượng xem khi bước chân vào xã hội, trẻ sẽ trở nên như thế nào? Dưới đây là một ví dụ cụ thể.
Mọi người biết đến Tiểu Biên là một cô gái có quá khứ đầy nước mắt, bởi cô đã lớn lên trong một gia đình có bố mẹ cãi nhau thường xuyên. Ngay từ nhỏ, ước mơ của Tiểu Biên là rời xa gia đình, rời xa bố mẹ, đi đến sống ở một nơi thật xa.
Cô nhớ có một lần, khi đang ngồi làm bài tập, bố mẹ của cô bắt đầu tranh cãi và dẫn đến xô xát, Tiểu Biên ngồi ngây người, nước mắt của cô chực trào rơi xuống, em trai của Tiểu Biên đã lao vào giúp mẹ can ngăn trận đòn của bố, thế nhưng hậu quả là bố đã tát em trai của Tiểu Biên ngã sõng soài.
Vì sống trong một gia đình bất hòa, nên Tiểu Biên không cảm nhận được tình thương của bố mẹ. Và khi khôn lớn, cô cảm nhận rõ ràng là bố không yêu thương mẹ. Những câu hỏi không hồi kết cứ giày vò tâm trí của Tiểu Biên: "Nếu bố mẹ không có tình cảm với nhau, tại sao bố mẹ còn kết hôn?", "Tại sao bố mẹ không ly hôn? Tại sao bố mẹ thích giày vò lẫn nhau như thế?". Không chỉ vậy, Tiểu Biên còn oán hận bố mẹ đã sinh ra cô, cô thật sự không yêu thích gia đình của mình.
|
Kết quả là sau khi Tiểu Biên trưởng thành, cô đã chuyển đến sống ở một nơi rất xa, thỉnh thoảng cô về nhà vài lần hiếm hoi vào dịp năm mới. Bố mẹ của Tiểu Biên luôn than thở rằng, họ đã nuôi dạy một đứa con gái bất hiếu, bởi cô không ngày ngày ở bên cạnh để bố mẹ nhờ cậy lúc tuổi già. Tiểu Biên hiểu rõ hành động của cô là có lỗi với bố mẹ, nhưng cô sợ hãi chính gia đình của mình. Cô không muốn sống trong một gia đình bất hòa, cô muốn chạy trốn đến một nơi thật xa.
Qua câu chuyện của Tiểu Biên, chúng ta thấy, đây là một minh chứng rất rõ ràng về những ảnh hưởng không tốt khi trưởng thành trong một gia đình bất hòa. Tính cách của trẻ sẽ không phát triển toàn diện mà nảy sinh nhiều vấn đề lệch lạc về nhân cách và trong suy nghĩ.
Dưới đây, chúng tôi giới thiệu một số đặc điểm của trẻ khi sống trong một gia đình bất hòa:
Một là thường nhát gan: Bởi khi trẻ chứng kiến bố mẹ cãi nhau, trẻ sẽ nghe thấy bố mẹ gào thét gọi nhau bằng những ngôn từ cay nghiệt. Trẻ sẽ cảm thấy khiếp sợ khi nhìn vẻ mặt dữ tợn của bố mẹ. Những điều này khác xa hoàn toàn khi bố mẹ hòa thuận với nhau, cho nên nó sẽ trở thành nỗi ám ảnh trong tâm trí của trẻ. Khi bố mẹ giơ nắm đấm về phía nhau, trẻ sẽ gào khóc để bộc lộ cảm giác sợ hãi và bất an. Đồng thời, trẻ cũng hy vọng là tiếng khóc của trẻ sẽ ngăn cản cơn thịnh nộ và tranh cãi không hồi hết của bố mẹ.
Vì vậy, trẻ trưởng thành trong một gia đình bất hòa sẽ trở nên nhát gan, sau khi trẻ trưởng thành sẽ khó hòa nhập với xã hội và không có cơ hội tiến xa trong sự nghiệp.
Thứ hai là thường có tính khí nóng nảy: Điều này xảy ra nếu bố mẹ thường xuyên tranh cãi trước mặt trẻ sẽ vô tình khơi dậy bản tính nóng nảy của trẻ. Nhiều bố mẹ nhận định tính cách của con mình rất tệ, nhưng họ đã quên nhìn nhận lại chính bản thân mình. Tính khí của trẻ nóng nảy là do trẻ bị ảnh hưởng từ bố mẹ, nói đúng hơn là trẻ học theo bố mẹ. Nếu bố mẹ không thể từ tốn nói chuyện với nhau, thì bố mẹ làm sao có thể nuôi dạy một đứa trẻ hiền lành và dịu dàng với mọi người xung quanh?
|
Thứ ba là luôn cảm thấy tự ti: Việc bố mẹ thường xuyên tranh cãi trước mặt trẻ, sẽ khiến trẻ gặp trở ngại về mặt tâm lý. Tiếng cãi vã và đập phá đồ đạc do bố mẹ gây ra nhất định sẽ vang đến nhà hàng xóm. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy xấu hổ với hàng xóm láng giềng, mỗi khi trẻ bước chân ra khỏi nhà, trẻ sẽ cúi gằm mặt vì nghĩ rằng mọi người đang chỉ trỏ và cười nhạo bố mẹ của trẻ. Hậu quả nghiêm trọng hơn là trẻ sẽ không muốn bước chân ra cửa, trẻ tự cách ly với xã hội và khó hòa nhập cộng đồng. Tính cách này chắc chắn gây ra những bất lợi khi trẻ trưởng thành, bố mẹ phải hết sức lưu ý và không nên tranh cãi trước mặt trẻ.
|
Thứ tư là luôn có cảm giác không an toàn
Bố mẹ tranh cãi trước mặt trẻ, tâm hồn non nớt của trẻ sẽ không thể chịu nổi khi nhìn thấy hai người mà trẻ nhất mức yêu thương xô xát nhau, trẻ sẽ trở nên yếu đuối và suy sụp. Trẻ sẽ vẫy vùng trong trạng thái bất an và những cảm xúc tiêu cực rối rắm. Trẻ sẽ sợ hãi khi nghĩ đến viễn cảnh bố mẹ ly hôn, trẻ sẽ nhận định bố mẹ cãi nhau vì không còn yêu thương trẻ. Trẻ sẽ hoài nghi và đổ lỗi cho chính mình là nguyên nhân khiến bố mẹ cãi nhau. Khi trẻ trưởng thành trong một gia đình bất hòa, trẻ sẽ đắm chìm trong cảm xúc bất an và không có cảm giác an toàn.
Vậy, nếu một đứa trẻ khi sở hữu đặc điểm tính cách như nhát gan, tự ti, tính khí nóng nảy, không có cảm giác an toàn, cha mẹ hãy thử tưởng tượng xem khi bước chân vào xã hội, trẻ sẽ trở nên như thế nào? Liệu trẻ có thể trải qua một cuộc sống tốt không hay là bị xã hội đào thải ngay lập tức? Nếu bố mẹ muốn tốt cho trẻ, bố mẹ nên hạn chế tranh cãi, ít nhất là không nên tranh cãi trước mặt trẻ, bởi hậu quả khôn lường và ảnh hướng xấu đến tương lai của trẻ
Theo sohuutritue.net.vn