Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có tốt không? Nguyên nhân và cách khắc phục

(lamchame.vn) - Đánh rắm là phản ứng tốt của cơ thể để loại bỏ không khí trong ruột ra ngoài giúp bụng không bị đầy hơi. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh xì hơi quá nhiều là vấn đề hệ tiêu hóa của trẻ đang "lên tiếng" mà mẹ cần chú ý.

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có tốt không?

Để biết trẻ sơ sinh đánh rắm (hay còn gọi là xì hơi) là bình thường hay bất thường thì bố mẹ nên đếm số lần xì hơi của bé trong một ngày là bao nhiêu lần và mỗi lần xì hơi em bé có những biểu hiện khác hay không.

Nếu bé sơ sinh xì hơi ít hơn 10 lần trong ngày thì bạn đừng lo lắng vì hệ tiêu hóa của bé hoàn toàn khỏe mạnh. Ngược lại, nếu trẻ xì hơi trên 10 lần trong ngày và đi kèm theo một số biểu hiện khác như đầy bụng, nôn trớ thì rất có thể hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp phải một vấn đề nào đó.

Đây là một số dấu hiệu khác cho thấy em bé của bạn có quá nhiều lượng khí cần phải giải phóng:
+ Ưỡn người, khóc thét khi bế ngửa.
+ Chướng bụng, cứng bụng.
+ Ợ quá nhiều.
+ Khóc không ngừng và ấn vào bụng thấy cứng.

 

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, có thể kể đến một số nguyên nhân như:

- Trẻ sơ sinh vẫn phải bú sữa mẹ là chính nên chế độ dinh dưỡng của mẹ bỉm sữa không khoa học, chẳng hạn như thức ăn, thức uống có chứa thành phần caffein như cà phê, trà, nước ngọt có gas hoặc dùng nhiều thực phẩm có chứa nhiều chất béo, những thức ăn có nhiều gia vị… sẽ khiến khả năng tiêu hóa của con kém hơn, dẫn đến trẻ bị đầy hơi và xì hơi nhiều.

– Nếu con bị uống phải nhiều sữa đầu thì sẽ bị đầy hơi. Bởi vì sữa đầu của mẹ là đợt sữa có nhiều nước và đường lactose, một chất khó dung nạp khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa. Nên thường thì khi cho con bú, mẹ phải nhớ bỏ bớt đi lớp sữa trong chảy ra ban đầu và cho con bú lớp sữa đục và đạc sau đó.

– Ăn dặm sớm: Thật ra hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh vẫn chưa hoàn thiện vì vậy nếu mẹ cho trẻ em dặm trước 6 tháng tuổi sẽ khiến con gặp trục trặc trong quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất dẫn đến trình trạng khó tiêu, đầy hơi và đánh rắm nhiều thường xuyên xảy ra.

– Ăn dặm với thực phẩm khó tiêu: Để giúp con dễ làm quen mẹ hãy cho con ăn thực phẩm giàu chất xơ và dễ tiêu để hỗ trợ hệ tiêu hóa dung nạp thức ăn. Đừng cho trẻ ăn cá, thịt hay mỡ động vật ngay trong những lần đầu ăn dặm.

– Nước uống trái cây như cam, quýt là loại thực phẩm tạo bọt khí nhiều trong dạ dày dẫn đến đầy hơi và làm trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều.

– Ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, ôi thiu: Rất nhiều loại vi khuẩn có khả năng lên men thức ăn, làm thức ăn bị thiu, mùi vị chua, sau đó tiếp tục sinh hơi trong đường ruột.

– Khi con bú không đúng tư thế hoặc thiết kế bình sữa không có chỗ thoát hơi sẽ dẫn đến bé nuốt nhiều không khí. Một khí khí dư thừa trong hệ tiêu hóa cơ thể sẽ tống khứ lượng không khí này ra ngoài bằng cách ợ hơi và đánh rắm. Bởi vậy, mẹ nên cho con bú đúng thư thế, đầu lúc nào cũng nằm cao hơn phần thân. Dù bú mẹ hay bú bình, sau khi bú mẹ cũng cần hỗ trợ cho bé ợ hơi.

– Khi bé được chăm sóc ở trong môi trường có quá nhiều tiếng ồn, âm thanh hỗn độn hoặc vui chơi quá mức có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và kết cục là trẻ sơ sinh xì hơi nhiều.

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh xì hơi nhiều?

Khắc phục được tình trạng đầy hơi cũng chính là cách để mẹ có thể giúp trẻ hạn chế được những cái xì hơi liên tiếp này. Sau đây là những cách hay giúp trẻ khắc phục chứng xì hơi nhiều mà mẹ nên áp dụng:

1. Cho trẻ bú đúng tư thế

Tư thế cho con bú đúng sẽ góp phần đáng kể ngăn chặn tình trạng nuốt khí dẫn đến xì hơi ở trẻ. Các mẹ lưu ý khi cho bé bú thì đặt trẻ sao cho đầu trẻ cũng phải nằm cao hơn phần thân mình để lượng sữa khi vào đến cơ thể sẽ xuống ngay dạ dày và để lại phần khí dư bên trên. Những hoạt động như xì hơi hay ợ hơi tiếp theo sẽ làm nhiệm vụ tống đẩy lượng khí dư này ra ngoài.

2. Tập chân cho trẻ

Để trẻ ở tư thế nằm ngửa rồi nắm lấy hai chân bé, nhẹ nhàng di chuyển chân bé trong tư thế giống như khi đạp xe đạp. Động tác này giúp hệ tiêu hóa được tác động, cải thiện tình trạng khó tiêu, đầy hơi. Đặc biệt là đối với những trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài.


Tập động tác đạp xe là hoạt động có ích cho hệ tiêu hóa của trẻ - Ảnh Internet

3. Chườm nước ấm cho trẻ

Những trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không ị kéo dài có thể dùng cách này để xử lý. Mẹ lấy khăn ấm hoặc những vật dụng đựng nước ấm để chườm bụng cho trẻ. Lưu ý: Khi thực hiện cách này cần phải cẩn thận, không dùng nước nóng quá khiến trẻ bị bỏng, gây nguy hiểm.

4. Lựa chọn bình sữa phù hợp

Bình sữa phù hợp là những bình sữa được nghiên cứu tỉ mỉ, giúp bé ăn sữa dễ dàng và ít ti phải quá nhiều không khí. Nếu bình sữa nhà bạn chưa đạt tiêu chuẩn khiến con nuốt phải không khí nhiều thì cần phải thay ngay, vì đây là nguyên nhân thường xuyên dẫn đễn hiện tượng trẻ bị ợ hơi, xì hơi.

5. Massage bụng cho trẻ

Thực hiện các động tác vuốt vé, massage nhẹ nhàng chủ yếu vào bụng và lưng trẻ để lưu thông máu, trẻ dễ chịu, giảm đầy hơi, dễ tiêu hóa. Tuy nhiên không được thực hiện thao tác này khi trẻ ăn no hoặc vừa mới ăn xong.

Massage phần lưng và phần bụng giúp trẻ bớt đầy hơi- Ảnh Internet

6. Vỗ ợ hơi cho bé

Ngoài massage, mẹ còn có thể thực hiện thêm những động tác vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi trẻ bú một thời gian để tránh cũng như giảm thiểu hiện tượng xì hơi ở trẻ.

Sau đây là một vài cách vỗ ợ hơi cho bé:

- Có thể cho bé bú ở góc nghiêng 45º.

- Bế bé lên vai: Đặt một chiếc khăn vải lên vai mẹ và đỡ bé ở tư thế thẳng, nghiêng mặt bé vào vai mẹ. Vỗ nhẹ nhàng hoặc chà sát nhẹ vào lưng của bé đễ giúp bé ợ hơi. Không vỗ quá mạnh.

- Đặt bé trong lòng mẹ: Kê một chiếc khăn vải lên lòng mẹ rồi đặt bé nằm sấp xuống. Nhẹ nhàng vỗ hoặc chà sát nhẹ vào lưng bé, giúp bé ợ hơi.

- Bé ngồi trong lòng mẹ: Giữ cho bé ngồi thẳng trong lòng mẹ. Dùng một tay mẹ nhẹ nhàng nâng cằm bé lên, còn tay kia thì vỗ nhẹ vào lưng bé.

7. Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ

Chế độ ăn uống của những bà mẹ đang cho con bú cực kỳ quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa mà các con sẽ bú. Nếu mẹ ăn những thức ăn không đảm bảo, khó tiêu thì con cũng dễ bị đầy bụng. Vì vậy, nếu thấy con mình xì hơi nhiều thì nên kiểm tra lại thực đơn ăn uống của mình để điều chỉnh sao cho tốt với con mình nhất.

Một số lưu ý khi trẻ xì hơi nhiều

- Mẹ tuyệt đối không nên tự ý cho bé uống các loại thuốc hay men tiêu hóa mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp tình trạng đánh hơi cực kì nghiêm trọng thôi mẹ nhé.

- Đối với những loại sữa công thức không phù hợp thường khiến trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài. Nếu mẹ muốn đổi sữa thì cần hỏi ý kiến các sĩ, không tự ý đổi sữa của con.

Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều và có mùi hôi thối kèm theo sốt, nôn ọc, kém ăn, mất ngủ,… mà không có chuyển biến thuyên giảm thì lúc này mẹ nên cho con đến gặp bác sỹ ngay nhé.

Link bài gốc: https://www.lamchame.com/forum/threads/tre-so-sinh-xi-hoi-nhieu-co-tot-khong-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc.2482466/

Theo Thành viên diễn đàn lamchame.com tổng hợp

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU