Ảnh minh họa |
Tại đây, cơ quan chức năng bắt quả tang một số công nhân đang quét 1 chất bột ướt màu vàng lên cuống trái sầu riêng, rồi nhúng vào thùng chứa nước màu vàng (nghi vấn có hóa chất trong dung dịch nước).
Kiểm tra tại cơ sở này, công an phát hiện và tạm giữ 1 xô chứa dung dịch nước màu vàng; 19 chai hóa chất in nhiều loại chữ nước ngoài; 14 bịch bột màu bạc không nhãn hiệu; 7 can nhựa (mỗi can khoảng 5 kg) có dán tem in nhiều loại chữ nước ngoài; 2 bịch kích thích sinh trưởng dùng để phun trên lá sầu riêng; 851 thùng sầu riêng đã bôi, nhúng dung dịch màu vàng với tổng trọng lượng khoảng 14 tấn.
Ngoài ra, cơ quan chức năng còn phát hiện, tạm giữ 27 kg tem có in chữ nước ngoài và biểu tượng trái sầu riêng, đầu sư tử; nhiều chai, lọ đựng hóa chất và các phương tiện, dụng cụ dùng để bôi, nhúng sầu riêng.
Theo lực lượng kiểm tra liên ngành, số sản phẩm nghi là hóa chất trên đều không được phép sử dụng tại Việt Nam.
Sầu riêng tốt, nhưng không ăn khi cơ thể bất ổn
Sầu riêng có hàm lượng protein, glucid, lipid, các chất khoáng và giá trị năng lượng cao hơn rất nhiều so với các loại trái cây khác. Người ta ghi nhận trái sầu riêng có tác dụng giúp tăng cường và phục hồi sức khỏe cho người ốm yếu, có ích cho cơ bắp, duy trì sự chắc khỏe của xương, giúp duy trì và điều hòa hoạt động của tuyến giáp, bảo vệ sự khỏe mạnh cho răng và lợi…
Tuy nhiên, không nên dùng sầu riêng khi có dấu hiệu sau:
Ảnh minh họa |
- Những người bệnh tiểu đường, cao huyết áp, đang bị các bệnh viêm nhiễm, suy thận, mụn nhọt, phụ nữ có thai, thì không nên dùng sầu riêng.
- Những người có tình trạng âm hư, nội nhiệt, với các triệu chứng: người gầy ốm, da khô, nóng bứt rứt, lòng bàn tay bàn chân ấm, khát nước, khó ngủ, đêm ngủ ra mồ hôi trộm, đi tiểu ít, nước tiểu vàng, đại tiện táo bón, di mộng tinh… cần hạn chế ăn sầu riêng.
- Những người tì vị yếu nếu ăn nhiều trái sầu riêng sẽ dễ gây đầy bụng, khó tiêu. Những người mập phì muốn giảm cân cũng nên hạn chế ăn sầu riêng.
Lưu ý:
- Không nên ăn sầu riêng cùng lúc với các thức uống như cà phê hoặc các loại bia, rượu, cơm rượu, vì sẽ xuất hiện những rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, buồn nôn và hơi thở bị nặng mùi, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
- Nếu chế biến sầu riêng làm món ăn thì nên tránh sử dụng chung với các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng, tỏi… vì chúng sẽ làm giảm hương vị của sầu riêng, lại kết hợp với tính nóng của sầu riêng, gây ra tình trạng nóng bứt rứt khó chịu trong người.
Dấu hiệu sầu riêng đã qua ngâm tẩm hóa chất
Được biết, sầu riêng chính vụ bắt đầu khoảng tháng 7-8 trở đi. Do sợ việc cất sầu riêng chín cây bán sẽ khó vận chuyển, dễ bị nát, hỏng nên nhiều thương lái thường đi cắt sầu riêng xanh, sau khi ngâm tẩm thuốc thì chỉ cần hơn một ngày sau là chín và có thể ăn được.
Ảnh minh họa |
Vì vậy, khi mua cần lưu ý:
- Về gai và cuống: Sầu riêng chín tự nhiên, khi dùng ngón tay ấn nhẹ vào cuống sẽ có cảm giác cuống ướt, thậm chí vẫn còn nhựa chảy ra và tươi, các gai trông cũng tươi mới, xanh cứng. Còn sầu riêng giấm thuốc cuống thường bị héo, thối hoặc rụng, gai bị bầm dập và màu sạm hơn.
- Về múi sầu riêng: Với sầu riêng chín tự nhiên, bạn sẽ dễ dàng tách rời được các múi, các múi màu vàng óng, béo ngậy và thịt sầu riêng rất dẻo mịn. Ngược lại, sầu riêng chín ép bằng hóa chất rất khó để tách múi, múi màu vàng nhợt, ăn rất nhạt, đồng thời thịt sầu riêng cũng bị sượng hơn.
- Về mùi vị: sầu riêng bị ngâm hóa chất, khi chín không có mùi hương nồng đặc trưng, đôi khi không có mùi. Trái sầu riêng chín cây tự nhiên thì có hương thơm nức mũi, đi từ xa vẫn có thể ngửi thấy được.
Theo phunu.nld.com.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.