Bác sỹ mách cách phòng chống nhiễm sán lợn ở người

(lamchame.vn) - 204/2.000 trẻ ở Bắc Ninh nhiễm sán lợn làm dấy lên lo lắng về bệnh này. Rất nhiều phụ huynh lo ngại, tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng chống sán lợn?

Tính đến hết ngày 17/3, số trẻ từ Bắc Ninh được cha mẹ đưa về Hà Nội thăm khám, xét nghiệm sán lợn lên đến gần 2.000 trẻ. Tất cả trẻ đều ăn bán trú tại trường và cha mẹ quá lo lắng trước thông tin thực phẩm bẩn vào trường Tiểu học Thanh Khương tại Thuận Thành, Bắc Ninh.

BS Nguyễn Quang Thiều, Phó Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và côn trùng T.Ư cho biết, tổng cộng số trẻ đến khám, xét nghiệm sán lợn trong 3 ngày qua là 923 trẻ, phát hiện 102 trường hợp dương tính với sán lợn.

204/2.000 trẻ ở Bắc Ninh nhiễm sán lợn làm dấy lên lo lắng về bệnh này

(Ảnh minh hoạ: Internet)

Còn tại BV Bệnh Nhiệt đới TƯ, sau hai ngày tích cực chạy xét nghiệm cũng có kết quả 58/461 trẻ dương tính với sán dây, ấu trùng sán lợn. Cộng dồn 2 ngày, ghi nhận 102 ca dương tính với sán dây, ấu trùng sán lợn.

Nguyên nhân nhiễm sán lợn:

Bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn gặp ở nhiều nơi trên thế giới, người mắc bệnh thường liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín. Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng miền, các tỉnh thành.

Theo số liệu được báo cáo của các cơ sở điều trị đến nay, có ít nhất 55 tỉnh, thành có trường hợp bệnh sán dây,ấu trùng sán lợn. Bệnh ấu trùng sán lợn do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm có nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ. Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút.

Biểu hiện của nhiễm sán lợn:

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, để biết xem có phải mắc bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn hay không cần dựa vào các biểu hiện triệu chứng bệnh như: đi ngoài ra đốt sán, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kéo dài…; và các xét nghiệm.

Người dân không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành)

(Ảnh minh hoạ: Internet)

Theo khuyến cáo chuyên gia y tế, việc chẩn đoán hiện tại có đang mắc bệnh ấu trùng sán lợn hay không cần dựa vào nhiều yếu tố vì xét nghiệm ELISA kháng thể dương tính có thể do đã bị nhiễm bệnh trước đó. Vì vậy, việc chẩn đoán chính xác nguồn lây truyền, đường lây cần có các điều tra, đánh giá dịch tễ cẩn thận, rõ ràng, chính xác đảm bảo khách quan dựa trên các bằng chứng khoa học.

Phòng chống nhiễm sán lợn bằng nếp sinh hoạt hàng ngày

Để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện ăn chín, uống chín, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh; Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Người dân không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).

Ngoài ra, các hộ phải quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành; Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông. Bên cạnh đó, người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang