Thực hư "cứt trâu" ở đầu trẻ sơ sinh là do mẹ quan hệ lúc mang thai?

(lamchame.vn) - Các chuyên gia cho rằng cứt trâu không phải do mẹ vệ sinh con kém hay chuyện quan hệ lúc mang thai, mà do nguyên nhân nào khác?

Cứt trâu (viêm da tiết bã) phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi, nhưng nó có thể kéo dài đến một năm hoặc lâu hơn. Hầu hết các trường hợp bị cứt trâu thường biến mất khi trẻ 1 tuổi, nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến khi bé 4 tuổi.

Không phải tất cả trẻ sơ sinh đều bị cứt trâu. Theo Học viện Bác sĩ gia đình Hoa Kỳ (AAFP), khoảng 10% bé trai và 9,5% bé gái gặp phải tình trạng này.

Nguyên nhân gây cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh

Hiện các bác sĩ chưa biết nguyên nhân chính xác gây ra cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh. Họ cho rằng các mảng sần sùi xuất hiện khi các tuyến dầu trên da đầu bé sản xuất quá mức cần thiết. Điều này có thể là do ảnh hưởng hormone của mẹ còn sót lại từ khi bé còn trong bụng bạn.

Không phải trẻ sơ sinh bị cứt trâu là do mẹ vệ sinh cho con kém

Ở người trưởng thành, có mối liên hệ giữa viêm da tiết bã và các loại nấm men malassezia, nhưng mối liên quan này không rõ ràng ở trẻ sơ sinh. Trường hợp hiếm gặp, cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh là do suy giảm miễn dịch nhưng trẻ sẽ có thêm các triệu chứng khác nữa.

Từ những nguyên nhân trên, bạn có thể thấy không phải trẻ sơ sinh bị cứt trâu là do mẹ vệ sinh cho con kém hay cha mẹ quan hệ lúc mang thai con. Vì vậy, bạn hãy bỏ đi suy nghĩ đó khi thấy một đứa trẻ bị cứt trâu nhé.

Triệu chứng trẻ bị cứt trâu

Da của bé có thể nhờn, có những mảng vảy trắng, vàng hoặc màu sẫm hơn trên da đầu. Màu của cứt trâu phụ thuộc vào màu da của bé. Theo thời gian, những vảy này có thể bong ra.

Đôi khi, da đầu bé bị đỏ không có vảy hoặc bong tróc. Nhìn cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh, nhiều người cho rằng nó gây ngứa cho trẻ nhưng thực tế điều này không xảy ra. Trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ có thể bị rụng tóc tại vị trí có cứt trâu. Tóc sẽ mọc trở lại sau khi cứt trâu biến mất.

Cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh hay viêm da tiết bã cũng có thể xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể ngoài da đầu. Những nơi phổ biến là: trên mặt, đằng sau tai, khu vực mặc tã, nách.

Cách chữa "cứt trâu" trên đầu bé

1. Dùng vaseline

Cách này cực kì đơn giản, mẹ chỉ cần bôi vaseline lên da đầu bé, chỗ có "cứt trâu" và để khoảng 2 tiếng; sau đó dùng tay xoa nhẹ lên đầu bé (mẹ lưu ý chỉ xoa thôi nhé, không được cậy hay dùng lược cào vì sẽ làm tổn thương da đầu con). Làm như vậy khoảng 3 ngày là da đầu bé sẽ sạch bong thôi.

2. Dùng nước trà đặc

Mẹ có thể nấu nước chè xanh hoặc pha trà mạn thật đặc, dùng bông thấm nước trà lên phần da đầu có "cứt trâu" của bé hoặc dùng một chiếc khăn xô sạch, thấm nước trà và đắp luôn lên đầu con. Cứ như vậy da đầu bé sẽ dần dần sạch bong, tuy nhiên mẹ lưu ý trong thời gian này hạn chế gội đầu cho con bằng dầu gội thì hiệu quả hơn.

Dùng bông thấm nước trà lên phần da đầu có "cứt trâu" của bé

3. Dùng nước cốt chanh

Bôi chút nước cốt chanh lên da đầu bé (mẹ lưu ý không bôi quá nhiều vì nước chanh có tính axit sẽ làm tổn thương da đầu con). Sau khi bôi, đợi chừng 10 - 15 phút thì gội đầu cho bé, khi gội mẹ chỉ cần dùng khăn xô mềm, xoa nhẹ là "cứt trâu" sẽ bong dần ra, không cần phải chà mạnh tay hay dùng lược để cào.

Chanh cũng có thể làm sạch da đầu bé sơ sinh, tuy nhiên mẹ nên lưu ý, không nên bôi quá nhiều nước cốt chanh để tránh làm tổn thương da dầu bé.

4. Dùng dầu hạnh nhân

Dầu hạnh nhân có rất nhiều công dụng tốt cho da và tóc, kể cả với bé sơ sinh. Nếu nhà có sẵn dầu hạnh nhân, mẹ hãy dùng bông thấm dầu thật kĩ lên da đầu bé mỗi ngày 2 lần, khi nào gội đầu, mẹ sẽ thấy "cứt trâu" bong ra hết sau 1 vài lần.

5. Bôi hỗn hợp vaseline và urin

Nếu bé bị "cứt trâu", mẹ cũng có thể ra hiệu thuốc để nhờ pha dung dịch vaseline, urin và nước. Sau đó mẹ đem về bôi lên đầu cho bé, chừng 15 phút sau gội đầu cho bé là phần "cứt trâu" bong ra gần hết. Làm 1 vài lần da đầu bé sẽ sạch và mịn màng trở lại.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang