Tràn lan băng vệ sinh chất lượng kém
Hiện trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại băng vệ sinh không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không đạt các tiêu chuẩn về an toàn chất lượng. Đặc biệt, còn có rất nhiều loại băng vệ sinh nhái lại nhãn mác của các thương hiệu lớn trên thị trường như Kotex, Diana,…với đầy đủ các tên gọi như Koteir, Kelex, Dania cũng “s-tyle”, “sành điệu”, “siêu thấm”, “siêu mỏng”. Bề ngoài những gói băng vệ sinh giá rẻ này rất dễ đánh lừa những người tiêu dùng.
Các sản phẩm băng vệ sinh được bày bán công khai tại các cửa hàng đại lý lớn nhỏ, với đủ loại thương hiệu, mẫu mã, kiểu dáng khác nhau, đặc biệt là có giá “siêu rẻ”. Giá bán buôn của các loại băng vệ sinh này là 2.300 đồng/gói 10 miếng. "Xịn" hơn còn có loại cánh siêu mỏng giá 2.800 đồng/gói.
Loại băng hàng ngày, hương thảo mộc, trà xanh, cũng chỉ 2.000 đồng/gói. Loại chưa đóng gói thì bán lẻ theo chiếc với giá 300 đồng/chiếc. Loại “trần” - được đóng gói trong những túi bóng trắng, không có nhãn mác - giá chỉ 22.000 đồng/ túi 15 gói (150 miếng).
Tình trạng này cũng dễ dàng bắt gặp ở nhiều cửa hàng tạp hóa ở các vùng nông thôn, vùng xa xôi, hẻo lánh, hay các xã miền núi trên cả nước…
Thoạt nhìn, những loại băng vệ sinh giả có kiểu dáng khá giống với hàng thật, nhưng nếu chú ý một chút ta có thể dễ dàng phân biệt được. Như loại BVS nhái nhãn hiệu của Kotex thì loại giả trong có màu đậm hơn, hình cô gái bao giờ cũng thô hơn, một số thông tin dùng màu đỏ thay vì màu xanh của Kotex thật.
Một điều đáng chú ý nữa là bao bì nhìn qua có vẻ giống với các hãng khác, có đầy đủ các thông tin về sản phẩm, về nhà sản xuất, hướng dẫn cách sử dụng, không quên kèm theo những lời quảng cáo như “100% nguyên liệu nhập ngoại, khô thoáng, eo thon, mềm mại và mịn màng" nhưng tuyệt nhiên không hề tìm thấy bất kỳ dòng nào ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng. Có hãng Koletr ghi hạn sử dụng 3 năm kể từ ngày sản xuất thì người sử dụng lại không thể tìm thấy ngày sản xuất ghi ở đâu trên bao bì.
Nhiều chị em khác cũng rơi vào trường hợp dở khóc, dở cười khi gặp phải băng vệ sinh giả bởi suy nghĩ sản phẩm nào cũng giống nhau, chỉ dùng một lần rồi bỏ nên không dành nhiều thời gian để cân nhắc, lựa chọn. Đó là quan nhiệm sai lầm bởi đây dù là mặt hàng tiêu dùng ngắn, dùng 1 lần nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sức khỏe của mỗi người.
Thực tế, những loại BVS giá rẻ, kiểu dáng đẹp, khuyến mãi hấp dẫn lại có chất lượng không cao. Chất lượng giấy ghi ngoài bao bì là mềm, dai. Tuy nhiên, khi sử dụng nhiều người tiêu dùng thấy giấy ráp, thô và giòn. Những miếng băng bên trong đóng gói thiếu cẩn trọng, mùi hương đặc trưng không có, và đặc biệt, khi dùng khả năng thấm hút rất kém.
Bên cạnh đó, theo phản ánh của một số người tiêu dùng, sau một thời gian dùng giấy có cảm giác ngứa phần hậu môn. Nhiều chị em phụ nữ sau khi đi “nhẹ” sự dụng giấy dẫn đến viêm ngứa.
Hậu quả khôn lường
Theo bác sĩ chuyên khoa, nếu dùng phải băng vệ sinh rởm chị em phụ nữ sẽ phải đối mặt với rất nhiều căn bệnh nguy hiểm sau:
Dị ứng: Da người đặc biệt là phần da mỏng manh ở vùng kín thường rất nhạy cảm. Vì thế, nếu băng vệ sinh kém chất lượng, có các thành phần lạ thì chắc chắn sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu cho người sử dụng.
Viêm nhiễm phụ khoa: Viêm âm đạo, viêm lộ tuyến, viêm phần phụ… là những căn bệnh mà chị em có thể đối mặt khi dùng băng vệ sinh rởm liên tục. Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhiễm khuẩn ngược những loại vi khuẩn có sẵn trong băng vệ sinh tấn công cơ quan sinh sản, vùng kín của bạn và gây bệnh.
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa có thể lan sang tất cả các bộ phận của hệ thống sinh sản khiến cho chị em đối mặt với nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.
Ngộ độc do Tampon: Tampon là sự lựa chọn của nhiều chị em vì khả năng thấm hút tốt, thoải mái, tiện dụng tuy nhiên dùng tampon có thể gây ngộ độc, sốc độc và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Ung thư: Một số nghiên cứu gần đây cho biết, các nhà khoa học tìm thấy thành phần dioxin cao hơn bình thường trong một số loại băng vệ sinh rởm.Vì thế vô tình sử dụng những loại băng vệ sinh có dioxin trong thời gian dài chắc chắn chị em sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc phải nhiều bệnh ung thư khác nhau.
Ngoài ra, theo các nhà khoa học lượng dioxin cao trong băng vệ sinh rởm có thể đi vào máy kết hợp với các gốc tự do trong cơ thể khiến chị em bị sốc độc, nhiều trường hợp nguy hiểm đến tính mạng.
Cách phân biệt băng vệ sinh thật- giả
Thế nào là băng vệ sinh giả?
- Ngược lại với sản phẩm thật, bao bì trên sản phẩm kém chất lượng sẽ có màu sắc đậm nhạt không đều nhau, nhiều khi quá đậm.
- Bao bì sẽ có những lỗi chính tả, sai thông tin về giá cả và có thể sai cả tên thương hiệu.
- Trong từng miếng băng vệ sinh, giấy lót thường có màu khác hoặc nhạt hơn màu chuẩn.
- Trên giấy lót, không có một thông tin nào về nhãn hiệu và in trơn rất sơ sài.
- Đặc điểm quan trọng là, rãnh và lõi thấm hút trên sản phẩm chất lượng không bao giờ xuất hiện trong hàng nhái. Vì thế, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra được chất lượng thật của sản phẩm.
- Miếng băng vệ sinh sẽ có màu hơi ngả vàng, và có cảm giác thô ráp khi sờ bằng tay.
Màu sắc và mùi trên sản phẩm
Băng vệ sinh kém chất lượng thường có màu ngả vàng cùng mùi khét từ nhựa tổng hợp. Các bạn gái cũng nên dè chừng những sản phẩm có mùi thơm nhân tạo quá nồng nặc, bởi các hóa chất tạo mùi có thể làm tăng nguy cơ kích ứng da.
Bạn cũng có thể thử chất lượng băng vệ sinh bằng một “thí nghiệm” đơn giản: Đổ một ít nước lên băng vệ sinh:
- Nếu thấm hút tốt, bề mặt băng khô và sạch thì đó là sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
- Nếu trên mặt băng vệ sinh xuất hiện những hạt li ti thì bạn cần dừng sử dụng sản phẩm ngay. Những hạt này là báo hiệu cho khả năng thấm hút kém cùng chất liệu bị pha trộn nhựa, phụ gia,… dễ làm da dị ứng.
Quan sát kỹ bao bì
Trước khi mua sản phẩm, bạn cần xem xét thật kỹ bao bì. Trên bao bì phải có đủ các thông số: Tên sản phẩm, nhà sản xuất, nơi sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng. Tuyệt đối không mua những loại được đóng trong gói nilong sơ xài và được quảng cáo là băng vệ sinh trần chính hãng có giá rẻ hơn. Đó chỉ là những sản phẩm được sản xuất chui tại các nhà máy tự phát, không có kiểm định của Bộ Y tế nên không an toàn.
Cách phân biệt sản phẩm thật – giả của hãng Kotek
Hiện nay, hãng Kotek là một trong những nhãn hiệu rất phổ biến tại Việt Nam và được nhiều chị em tin dùng. Tuy nhiên, sản phẩm của hãng cũng đang bị làm giả rất nhiều. Bạn cần nắm được cách phân biệt hàng thật – giả để không mua phải Kotek giả, gây hại sức khỏe.
Trước hết hãy quan sát kỹ bao bì của sản phẩm, gói Kotek thật sẽ có màu sắc tươi sáng, hình in rõ nét, phần chữ rõ ràng, dễ đọc. Còn gói Kotek giả sẽ có màu sắc kém tươi, hình in mờ nhạt không sắc nét.
Tiếp đó, mở bao bì ra bạn quan sát kỹ bên trong. Gói Kotek thật sẽ dùng giấy gói từng miếng là màu xanh da trời, trong khi gói Kotek giả thường sử dụng giấy gói màu trắng. Phần giấy lót bên trong của gói Kotek thật sẽ có hoa văn đẹp mắt, còn Kotek giả sẽ là giấy trơn hoặc in chữ sơ sài.
Mở hẳn miếng BVS ra và quan sát trên bề mặt. Miếng băng vệ sinh thật của Kotek sẽ có phần lõi thấm hút màu xanh, miếng giấy dán ở phần cánh màu trắng không in gì. Còn Kotek giả thì không có lõi thấm hút, toàn bộ đều màu trắng, phần giấy dán ở cánh thường ghi tên thương hiệu khác.
Cách phân biệt sản phẩm thật – giả của hãng Diana
Giống như Kotek, Diana cũng là hãng BVS nổi tiếng tại Việt Nam và có số lượng khách hàng lớn. Do đó mà loại băng vệ sinh này cũng thường xuyên bị làm nhái. Cách phân biệt hàng thật – giả của Diana như sau.
Về bao bì, gói Diana thật có màu hồng tươi, hình in sắc nét, rõ ràng và bắt mắt. Còn gói Diana giả thì có màu hồng đậm, hình in có phần nhòe, không rõ nét và hơi lòe loẹt.
Khi bóc phần bao bì ra và quan sát sẽ thấy, giấy gói của miếng Diana thật có màu hồng tươi sáng, còn giấy gói của miếng Diana giả có màu hồng rất nhạt.
Mở hẳn miếng BVS ra và quan sát thì thấy rằng, miếng Diana giả trông nhăn nhúm, lỏng lẻo chứ không phẳng và chắc chắn như miếng Diana thật. Miếng Diana thật được cắt gọt tinh xảo, hai đầu hơi bo tròn, phần rãnh thấm hút được làm sâu, rất kỹ lưỡng. Còn miếng Diana giả thì dầu hơi vuông, phần rãnh thấm hút nông và làm sơ sài.
Bùi Hương
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.