Bát mì này có thể làm hỏng cuộc đời 1 đứa trẻ, nhiều cha mẹ không coi trọng, vẫn vô tư cho con ăn

Ngồi ăn mì mà hai bà cháu thu hút sự chú ý của cả quán ăn, riêng ông chủ quán thì lắc đầu phán đoán 1 câu về tương lai của đứa trẻ.

Mức sống trong xã hội ngày càng được nâng cao và hầu hết các gia đình đều chỉ có 1 đến 2 con nên luôn nâng niu, chiều chuộng con cái hết mực. Nhưng cha mẹ nên nhớ rằng yêu thương con đúng mực, còn nếu chiều chuộng con cái quá mức sẽ hủy hoại cuộc đời của chính con mình.

Gần đây, mạng xã hội Trung Quốc chia sẻ 1 câu chuyện về tô mì "độc" như sau: Bà Trương năm nay 58 tuổi, 2 con đều bận rộn đi làm nên bà từ quê lên thành phố đưa đón cháu đi học giúp con. Như thường lệ, hôm ấy bà Trương đón cháu trai là bé Lê đi học về vào lúc 4h30 phút chiều.

Trên đường về nhà, Lê nói đói bụng và muốn ăn, bà Trương thuyết phục cháu về nhà sẽ cho ăn nhưng cháu nhất định không chịu nghe lời mà còn nổi giận đùng đùng. Không còn cách nào khác, bà Trương đưa cháu ghé vào một quán mì ven đường.

Lê thích ăn mì bò nhưng nhìn thực đơn mà bà Trương choáng váng. Giá tô mì bò là 32 tệ (tương đương hơn 100 nghìn đồng), quá đắt so với tưởng tượng của bà Trương. Thương cháu, bà đành bấm bụng gọi 1 tô. Thấy ông chủ quán hỏi "Thế bà ăn gì?", bà Trương xấu hổ cũng gọi 1 tô mì cho mình nhưng chỉ chọn tô mì không thịt có giá 10 tệ (khoảng hơn 30 nghìn đồng).

Bát mì

Chỉ qua lần ăn mì mà ông chủ quán đã đủ phán đoán về tương lai của đứa trẻ (Ảnh minh họa).

Trong lúc đợi nhân viên quán chế biến món mì bò, bé Lê buồn bã liền lấy bát đĩa ra nghịch. Cậu bé còn ném bát đĩa xuống sàn nhà, cháu cứ ném xuống bà Trương lại nhặt lên. Đến khi bát mì bò thơm phức bưng ra, cậu bé cắm cúi ăn ngon lành, 1 lát là hết sạch bát mì và vẫn còn thòm thèm. Lúc này, cậu bé nhìn sang bát mì của bà và kéo về phía mình, bới tung bát mì để tìm thịt bò nhưng không thấy miếng thịt nào, bèn gào lên: "Bà ăn hết thịt của cháu rồi, bà xấu xa, con sẽ mách mẹ con, không cho bà ở nhà con nữa".

Thấy mọi người trong quán đổ dồn sự chú ý về phía 2 bà cháu, bà Trương xấu hổ quá liền nói: "Cháu tôi nay đói quá nên mới nổi nóng như vậy". Khi 2 bà cháu rời đi, chủ quán mì nói: "Có đứa trẻ như vậy trong nhà, gia đình 3 thế hệ sống không hạnh phúc, rồi đứa trẻ hỏng cả 1 đời".

Theo ông chủ quán mì, cậu bé trên còn nhỏ nhưng đã thể hiển rõ sự bất hiếu ngay từ bé. Và dưới đây là 3 biểu hiện điển hình của 1 đứa trẻ bất hiếu, bố mẹ cần lưu ý và điều chỉnh kịp thời hành vi của con:

1. Cư xử thô lỗ với người lớn tuổi

Nhiều bố mẹ nghĩ rằng đôi khi con mình cư xử thiếu lễ phép và lịch sự, đơn giản là vì trẻ còn nhỏ, lớn lên chúng sẽ biết điều hơn. Nhưng trên thực tế, một đứa trẻ lễ phép hay không, không phụ thuộc vào độ tuổi mà nó chịu tác động từ cách dạy dỗ của cha mẹ ngay từ nhỏ.

Nếu bố mẹ chú ý đến hành vi và phép tắc của con từ bé, không cho phép con nói năng, cư xử vô lễ với người lớn tuổi, trẻ sẽ không bao giờ hành xử như vậy.

Bát mì
 

2. Luôn thích chiếm giữ đồ của người khác

Không ít người thấy mừng vì con luôn giữ khư khư đồ của mình và biết chiếm lấy đồ của người khác, cho rằng đứa trẻ như vậy khôn ngoan, không bị ai bắt nạt. Nhưng nếu bạn cứ để con có hành vi chiếm giữ đồ của người khác như vậy, không chịu trả lại thì lớn lên, dần dần trẻ sẽ trở thành người ích kỉ, không ai muốn chơi. Nguy hiểm hơn nữa là hành vi này còn biến trẻ trở thành một người không biết lễ phép, hiếu thảo với cha mẹ, trẻ luôn chỉ nghĩ đến bản thân mình.

3. Không có lòng biết ơn 

Trong suy nghĩ cố hữu của các bậc cha mẹ, việc bố mẹ dành hết những điều tốt đẹp nhất cho con cái là điều đương nhiên, nhưng họ không biết rằng con cái cũng có bổn phận phải biết ơn cha mẹ, ông bà. Chình vì thế mới có chuyện bố mẹ nuông chiều con quá mức, khiến con hình thành tâm lý chỉ biết hưởng thụ, đón nhận mà không bao giờ muốn cho đi cũng như không hiểu được những nỗi vất vả của cha mẹ và giá trị của sức lao động.

Cách yêu thương con tốt nhất không phải để lại cho con cái thật nhiều của cải, cũng không phải ngoan ngoãn phục tùng chúng mà yêu thương là phải biết cách nuôi nấng con đúng đắn. Cha mẹ không thể đồng hành cùng con cái suốt cả cuộc đời, để đến khi con bước vào xã hội mới hiểu được lẽ sinh tồn thì đã quá muộn. Cha mẹ phải là người tạo dựng nền tảng cho con bằng việc xây dựng những thói quen, hành vi, định hướng tính cách trẻ ngay từ khi còn nhỏ để có lợi nhất cho sự phát triển của trẻ.

 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang