Bé 2 tuổi nhiễm giang mai vì thói quen bảo thủ của bà nội

(lamchame.vn) - Cả nhà ngơ ngác khi xét nghiệm trước phẫu thuật cho thấy cậu bé 2 tuổi nhiễm vi khuẩn giang mai, trong khi hai bố mẹ đều không bị, hóa ra nguyên nhân đến từ bà nội.

Nhai mớm cơm cho trẻ: Tưởng yêu thương nhưng đầy nguy hại

Mới đây, bé trai Hạo Hạo (2 tuổi, sống ở Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc) được phát hiện nhiễm vi khuẩn giang mai khi xét nghiệm máu trước ca phẫu thuật nhỏ. Vì giang mai được biết đến là bệnh lây truyền qua đường tình dục nên bố mẹ Hạo Hạo cãi nhau to khi biết con nhỏ nhiễm bệnh. Đáng ngạc nhiên là sau khi hai người làm xét nghiệm, kết quả đều âm tính.

Trong khi bác sỹ cũng đang bối rối không hiểu nguyên nhân, mẹ Hạo Hạo nhớ ra rằng ông bà nội thường giúp chăm sóc bé. Kết quả kiểm tra sau đó khiến mọi người sửng sốt, ông nội âm tính nhưng bà nội lại dương tính với giang mai.

Bà nội Hạo Hạo không hiểu vì sao mình nhiễm bệnh và lây cho cháu bằng cách nào. Bố Hạo Hạo đoán, có thể con mình nhiễm vi khuẩn gây bệnh giang mai từ thói quen chăm sóc của bà: " Bà thường nhai nhỏ thức ăn rồi mới cho bé con ăn. Chúng tôi đã nhắc nhở bà nhiều lần nhưng thói quen của bà vẫn không thay đổi. Không biết liệu có phải vì thói quen này mà Hảo Hảo bị nhiễm bệnh không?".

Phải làm gì khi con ăn dặm không tốt?

(Ảnh minh họa)

Nghe vậy, bác sỹ liền khẳng định đó chính là nguyên nhân, đồng thời giải thích, dịch từ vết loét, máu, tinh dịch, nước bọt của người nhiễm đều có chứa vi khuẩn giang mai. Bệnh chủ yếu lây qua đường tình dục, truyền từ mẹ sang con trong quá trình thai sản và qua đường máu, chỉ trong trường hợp rất đặc biệt mới lây nhiễm gián tiếp. Nếu bà nội có thói quen nhai nhỏ thức ăn rồi bón cho cháu thì việc lây nhiễm gián tiếp cho bé hoàn toàn có thể xảy ra.

"Quá trình lây nhiễm xảy ra rất nhanh, chẳng hạn như trong quá trình nhai, nếu lợi bà chảy máu hoặc nước bọt có nhiều vi khuẩn thì sẽ nhiễm vào thức ăn rồi lây cho cháu", bác sỹ điều trị cho Hạo Hạo nói.

Trên bàn tiệc, bà mớm thức ăn cho bé liên tục, cư dân mạng lắc đầu: Chưa  thấy bệnh chưa biết lo

Bác sỹ nhấn mạnh, dù việc lây nhiễm giang mai qua đường tiếp xúc rất hiếm gặp, gia đình cần chú ý vệ sinh cá nhân và môi trường. Người mang vi khuẩn giang mai nên hạn chế sử dụng bể bơi công cộng, không dùng chung khăn tắm, chậu rửa với người khác.

Sau khi được truyền thông đưa tin, câu chuyện của bé Hạo Hạo khiến dư luận xôn xao. Nhiều người nhắc nhau từ bỏ những thói quen có thể gây nguy hiểm cho trẻ như nhai mềm thức ăn rồi mới bón cho các bé.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang