Bé bị chân vòng kiềng, khi nào cần điều trị?

Khi thấy con bị chân vòng kiềng, bố mẹ đừng quá lo lắng mà hãy để bé phát triển tự nhiên. Khi trẻ trên 3-4 tuổi mà tình trạng này chưa được cải thiện thì bố mẹ mới cần cân nhắc đến vấn đề điều trị cho bé.

Bé nhà tôi được 19 tháng tuổi, phát triển bình thường về chiều cao và cân nặng nhưng lại bị chân vòng kiềng. Xin hỏi bác sĩ, chân vòng kiềng có thể tự khỏi không và trường hợp nào cần điều trị?

lean@yahoo.com

Chân vòng kiềng hay chân chữ O là tình trạng gối vẹo trong làm trẻ đi đứng 2 gối không sát vào nhau được. Trẻ em trong độ tuổi từ 3-4 vẫn thường có chân vòng kiềng do tư thế của bào thai và do trẻ chưa đi lại nhiều. 

Nhiều bà mẹ cho rằng việc nắn chân cho trẻ khi nhỏ có tác dụng tránh chân vòng kiềng, nhưng thực tế, tác dụng của việc làm này thường không nhiều. Cũng có quan niệm cho rằng trẻ bị chân vòng kiềng nếu đi nhiều thì chân sẽ cong hơn là không có cơ sở khoa học, trừ trường hợp trẻ bị nhuyễn xương. 

Bé bị chân vòng kiềng, khi nào cần điều trị? - Ảnh 1.

Nhiều ông bố bà mẹ lo lắng khi thấy con bị chân vòng kiềng. (Ảnh minh họa)

Khi trẻ đi nhiều, xương sẽ tự chỉnh trục sao cho trục cơ học đi từ tâm chỏm xương đùi qua gối đến cổ chân sẽ thẳng một hàng để chịu lực. Khi trẻ được trên 3-4 tuổi, nghĩa là trẻ đã chạy nhảy được nhiều mà không có dấu hiệu chỉnh sửa trục của bộ xương thì vấn đề điều trị mới cần được đặt ra do có thể trẻ mắc một số bệnh gây nên tình trạng này như bệnh nhuyễn xương, chấn thương xương, u hay nhiễm trùng xương... 

Trong trường hợp của con bạn, bạn chưa nên lo lắng mà nên để cháu phát triển tự nhiên, chạy nhảy bình thường. Nếu còn băn khoăn, bạn có thể đưa con đến chuyên khoa chấn thương chỉnh hình hoặc khoa cơ xương khớp để được bác sĩ tư vấn trực tiếp.

 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang