Bé gái 10 tuổi suýt chết vì chiếc khăn quàng cổ, điểm danh 6 "sát thủ mùa đông" mà cha mẹ phải cực kỳ cảnh giác

Đây là những vật dụng mà nhiều gia đình thường dùng cho trẻ trong mùa đông.

Thời tiết giữa đông nhiệt độ xuống thấp, việc giữ ấm cho trẻ là vấn đề rất quan trọng. Thế nhưng giữ ấm cho bé thế nào mới đúng lại không phải cha mẹ nào cũng tường tận. Nhiều bậc phụ huynh luôn có tâm lý mặc càng nhiều quần áo càng tốt, khiến trang phục của trẻ rườm rà khó vận động, thậm chí có thể gây ra tai nạn nghiêm trọng cho bé.

Mới đây một cư dân mạng Trung Quốc đã chia sẻ câu chuyện của một gia đình hàng xóm có cô con gái lên 10 tuổi. Mỗi sáng đưa con đi học, cha mẹ bé gái vì sợ con bị lạnh nên thường mặc cho bé đến kín mít. Chẳng những mặc cho con áo phao rất dài và dày mà họ còn quàng thêm một chiếc khăn quàng cổ to cho đứa trẻ.

Từ câu chuyện bé gái 10 tuổi  suýt chết vì chiếc khăn quàng cổ, có 6

Cha mẹ bé gái thường quàng cho con 1 chiếc khăn to và dài khi đi học. (Ảnh minh họa)

Sáng hôm đó mẹ bé gái đưa con đi học bằng xe máy điện. Bởi vì gió khá lớn nên chiếc khăn quàng cổ của bé gái bị gió thổi tung. Khi đứa trẻ còn chưa kịp quấn lại khăn thì một đầu của chiếc khăn đã bị cuốn vào bánh xe và nhanh chóng thít chặt cổ đứa trẻ. Người mẹ đang điều khiển xe máy điện không hề hay biết gì, chiếc xe vẫn di chuyển trên đường. Bé gái bị khăn quấn chặt cổ không thở được cũng không thể phát ra tiếng nói.

May mắn người đi đường nhìn thấy lập tức hô lớn báo cho người mẹ biết. Đứa trẻ nhanh chóng được đưa đến bệnh viện và kịp thời thoát khỏi nguy hiểm.

Rõ ràng xung quanh trẻ luôn tiềm ẩn những nguy hiểm thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng bé. Riêng trong mùa đông có 6 loại vật dụng các gia đình thường dùng nhưng lại được mệnh danh là "sát thủ mùa đông". Cha mẹ cần phải biết để hết sức thận trọng khi sử dụng:

1. Áo có dây buộc ở cổ

Chiếc áo này là mặt hàng nguy hiểm và đã bị Ủy ban An toàn hàng tiêu dùng Hoa Kỳ yêu cầu thu hồi lại. Điểm mấu chốt nằm ở hai sợi dây trên mũ của chiếc áo. Theo quy định ở Mỹ, các loại áo dành cho trẻ từ 2-12 tuổi hoàn toàn không được có dây rút. Bởi vì trẻ có nguy cơ tử vong khi mặc áo loại này - các sợi dây bị mắc kẹt vào các thiết bị có thể khiến trẻ bị siết cổ.

Từ câu chuyện bé gái 10 tuổi  suýt chết vì chiếc khăn quàng cổ, có 6

Những chiếc áo có dây buộc ở cổ nguy hiểm hơn cha mẹ nghĩ rất nhiều. (Ảnh minh họa)

Theo như thực nghiệm, khi các bé chơi và vô tình làm chiếc dây áo bị mắc kẹt lại ở cầu trượt. Lúc này thì cơ thể bé như bị treo lơ lửng và chiếc dây áo trở thành chiếc dây treo cổ thít chặt lại. Trong thực tế, các tổ chức mô và cơ của trẻ em ở độ tuổi này vẫn chưa được phát triển, vì thế nếu như khí quản bị kẹp lại thì sẽ rất nhanh chóng bị nghẹt thở, chưa đầy 1 phút đã có thể bị hôn mê và mấy phút sau thì tử vong.

Từ câu chuyện bé gái 10 tuổi  suýt chết vì chiếc khăn quàng cổ, có 6

Thực nghiệm bé đang chơi đùa và dây rút ở cổ áo bị kẹt vào cầu trượt.

Ngoài ra khi trẻ nhỏ đi các phương tiện giao thông, ví dụ như lên xuống xe và đóng mở cửa thì mặc những chiếc áo có dây như vậy cũng ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ. Vì chiếc dây có thể bị kẹt lại khi trẻ lên xuống xe.

Các phụ huynh hãy đặc biệt chú ý đến vấn đề này, tuyệt đối không để các em nhỏ dưới 6 tuổi mặc loại áo như vậy để tránh xảy ra những chuyện thương tâm như ở trên.

2. Đèn sưởi trong nhà tắm

Việc tắm cho trẻ trong mùa đông sao cho trẻ khỏi bị nhiễm lạnh là điều rất quan trọng. Nhiều bậc phụ huynh sợ con bị lạnh nên đã dùng đèn sưởi trong nhà tắm.

Tuy nhiên loại đèn sưởi này nếu trẻ nhìn chăm chăm vào nó sẽ rất dễ bị tổn thương mắt. Ngoài ra trên thực tế đã xảy ra tình huống đèn sưởi bị nổ gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Do đó để đảm bảo an toàn cho trẻ trong lúc tắm, cha mẹ cần lựa chọn đèn sưởi có chất lượng tốt. Khi sử dụng cha mẹ nên bật đèn sưởi trước, khi trẻ bắt đầu vào phòng tắm thì tắt đi.

3. Túi sưởi

Trong những ngày đại hàn, túi sưởi có thể giúp giữ ấm rất tốt. Song nó cũng có thể gây nguy hiểm với người sử dụng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia, túi sưởi là thiết bị tiềm ẩn nguy cơ nổ rất cao. Sự cố có thể xảy ra khi người dùng không sử dụng túi sưởi đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc sử dụng loại túi sưởi kém chất lượng.

Bé gái 10 tuổi  suýt chết vì chiếc khăn quàng cổ, có 6
 

4. Chăn điện

PGS. TS Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương Việt Nam khuyến cáo không cho trẻ em đắp chăn điện, đặc biệt là chăn không rõ nguồn gốc. Ngoài ra, trẻ nhỏ chưa thể kiểm soát tốt được việc tiểu tiện càng không nên dùng chăn điện bởi các dây điện trong chăn có thể bị đứt, ngấm nước mà người sử dụng không biết nên khi cắm điện vào sẽ gây giật.

Việc sử dụng chăn điện giá rẻ, không rõ nguồn gốc sẽ không an toàn. Bởi các dây điện lắp trong chăn không dẫn điện tốt, có thể bị đứt; hộp cảm biến bị hỏng không điều chỉnh được nhiệt độ khiến nhiệt độ tăng cao không kiểm soát được. Mặt khác, khi sử dụng chăn điện không nên nằm giường sắt vì sẽ rất dễ gây tích điện.

5. Điều hoà ấm trong xe ô tô

Vào mùa đông khi cha mẹ đưa trẻ ra ngoài sẽ không tránh được tình huống trẻ mệt mỏi muốn ngủ. Do thời tiết lạnh lẽo nên nhiều bậc cha mẹ đã đặt con ở trong xe rồi mở điều hòa ấm để con ngủ được ấm áp. Mà không biết rằng đó là một cách làm rất nguy hiểm.

Khi đóng cửa ôtô để ngủ bên trong, mức oxy (O2) bên trong xe sẽ giảm. Ngược lại, sự tích tụ khí carbon monoxide (CO) do rò rỉ khí thải sẽ tăng lên. Đây là một khí rất độc với máu. Gia tăng nồng độ CO trong xe sẽ làm giảm lượng O2 đi vào máu, dẫn đến cơ thể bị sốc hoặc có thể đột ngột tử vong.

Từ câu chuyện bé gái 10 tuổi  suýt chết vì chiếc khăn quàng cổ, có 6

Cho con ngủ trên ô tô là một hành động nguy hiểm. (Ảnh minh họa)

Ngay cả trường hợp chiếc xe ôtô trang bị hệ thống lưu thông khí (AC) hoạt động tốt, con người ngủ trong không gian khép kín vẫn có thể bị nguy hiểm. Thở trong một không gian kín kể cả khi không khí lưu thông vào ra xe là không đủ. Không khí có khả năng bị mắc kẹt trong quá trình lưu thông, làm tăng mức độ carbon monoxide và giảm mức độ oxy. Tùy từng tính năng cơ học của xe mà lượng khí thải CO sẽ khác nhau, làm người ngủ trong xe ngạt thở nhanh hoặc chậm.

6. Đốt lửa sưởi

Những gia đình ở vùng nông thôn không dùng máy sưởi hay điều hòa hai chiều thì họ thường đốt lửa trong nhà để sưởi ấm vào mùa đông. Trong quá trình đốt lửa sẽ không tránh được chuyện trẻ nhỏ chơi đùa với bếp lửa hoặc vô tình nô đùa và ngã vào đống lửa đang cháy, gây tai nạn bỏng rất nguy hiểm.

Do đó nếu gia đình thực hiện đốt lửa sưởi vào mùa đông thì phải có rào chắn phòng hộ để trẻ không gặp nguy hiểm.

Ngoài ra khi thực hiện các biện pháp giữ ấm trong nhà vào mùa đông cha mẹ cũng cần lưu ý phải đảm bảo không khí lưu thông. Phải lưu ý đến vấn đề chênh lệch nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời, không nên để con bước ra ngoài trời lạnh quá đột ngột sẽ khiến trẻ bị sốc nhiệt.

 
 
 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang