Bố mẹ cứ đổ "Con hư tại điện thoại", Giáo sư Đại học nổi tiếng đáp thẳng: Con hư là do các vị thường xuyên nói từ này!

Nói về vấn đề này, ông Hoàng Ích Bình - Giáo sư tại Đại học Bắc Kinh đã có những chia sẻ thiết thực.

Công nghệ ngày càng phát triển dẫn đến việc trẻ nhỏ được tiếp xúc với điện thoại di động, máy tính bảng từ sớm. Không ít trường hợp, trẻ vì quá mê mẩn công nghệ mà bỏ bê, xao nhãng việc học.

Thực tế việc tiếp xúc quá sớm với các sản phẩm điện tử hoàn toàn không giúp ích được gì cho trẻ. Vì vốn dĩ trẻ nhỏ thường thiếu khả năng kiểm soát, cộng với việc các sản phẩm điện tử đầy cám dỗ nên trẻ thường bị cuốn vào. Do đó, nhiều bậc phụ huynh cảm thấy học lực của con em mình không tốt - tất cả đều là do điện thoại gây nên. 

"Cứ cắm mặt vào điện thoại cả ngày bảo sao học không kém"; "Thành tích kém như vậy, nhìn là biết cả ngày cứ ôm dính lấy cái điện thoại",... - nhiều phụ huynh trách mắng con cái. Dẫu biết dùng điện thoại sớm là không tốt nhưng đây không phải "thủ phạm" chính để bố mẹ đổ lỗi hết mọi vấn đề của con và phủ nhận trách nhiệm của mình. 

Bố mẹ cứ đổ diệt

Nhiều bậc phụ huynh cảm thấy học lực của con em mình không tốt do điện thoại gây nên. (Ảnh minh họa)

Nói về vấn đề này, ông Hoàng Ích Bình -  Phó trưởng khoa kiêm Giáo sư của Viện Nghiên cứu Phát triển Quốc gia thuộc Đại học Bắc Kinh - đại học tốp đầu châu Á và Trung Quốc (cùng tốp với Đại học Thanh Hoa) đã có những chia sẻ thiết thực. 

Không phải chiếc điện thoại di động mà chính do 1 từ mà bố mẹ hay nói thường ngày mới là thủ phạm hủy hoại những đứa trẻ. Theo giáo sư Hoàng, đó chính là từ "không nỡ"! Vị giáo sư nổi tiếng này sau đó giải thích: Nhiều cha mẹ luôn bao bọc, chăm chút cho con một cách thái quá. Họ không nỡ để con làm cái này, không nỡ để con làm cái kia vì thấy con còn quá bé bỏng. Rồi thì không nỡ mắng, cũng chẳng nỡ phạt,...

Bố mẹ cứ đổ diệt
 

Vậy là cha mẹ cứ theo sau "dọn dẹp", làm hết mọi việc lớn nhỏ cho con. Tình thương này chẳng những không giúp ích mà còn cản trở tương lai của con.

Bậc cha mẹ thông minh phải biết buông bỏ khi cần. "Khi nào cần tàn nhẫn thì phải tàn nhẫn", giáo sư Hoàng Ích Bình đúc kết. "Trẻ sẽ dần trưởng thành và học cách đối mặt với khó khăn một cách độc lập. Chỉ bằng cách rèn luyện ngay từ nhỏ thì trẻ mới tích lũy được khả năng này và sống mạnh mẽ hơn", vị giáo sư này nhấn mạnh. 

Quan điểm của ông Hoàng sau đó nhận được đông đảo sự đồng tình của các chuyên gia và phụ huynh. 

 
 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang