Sự thật thú vị về những cơn mè nheo, ăn vạ của trẻ và cách đối phó "dễ ợt" cho cha mẹ

Biết được lý do vì sao trẻ thường xuyên hành xử “không thể hiểu nổi” trong lúc đang mè nheo, ăn vạ để bố mẹ hiểu rõ con hơn và có cách giải quyết phù hợp.

Trẻ hay ăn vạ vì bộ não đang phát triển của trẻ không thể tự bình tĩnh được

Cách bộ não của chúng ta hoạt động có thể được chia thành các khía cạnh cảm xúc và lý trí. Phương diện tình cảm mang tính nguyên thủy và bản năng nhiều hơn. Khía cạnh lý trí giúp chúng ta lập kế hoạch, suy nghĩ trước khi hành động, đưa ra các quyết định phù hợp đạo đức và nhìn mọi thứ từ một góc độ khác. Trong cơn mè nheo ăn vạ, phần cảm xúc, bốc đồng sẽ chiếm lấy trẻ và phần lý trí, lôgic không thể cân bằng được.

Đối với bộ não đang phát triển của trẻ, thật khó để cố gắng nhìn mọi thứ từ quan điểm của cha mẹ chúng và bình tĩnh lại. Và vì phần lý trí về cơ bản đã bị tắt trong cơn giận dữ, nên rất có thể nó cũng sẽ không hoạt động nếu bạn cố gắng lý luận với con mình.

Đây là lý do vì sao con bạn thực sự không thể “bình tĩnh” khi đang mè nheo, ăn vạ và cách giải quyết gọn nhẹ mà không cần la mắng - Ảnh 1.
 

Thường chỉ có một lý do khiến những cơn mè nheo ăn vạ xảy ra - đó là vì con bạn không thể có được điều chúng muốn và cảm xúc của trẻ lấn át chúng. Đối với trẻ từ 1 đến 2 tuổi, vấn đề là chúng thường không thể cho bạn biết chúng cần gì vì chúng chưa có đủ kỹ năng ngôn ngữ để làm điều đó.

Đối với trẻ mới biết đi, lý do lại thường là về sự tự lập của chúng. Chúng biết mình muốn gì, biết cách yêu cầu nhưng nếu không đạt được thì điều đó thực sự sẽ khiến chúng khó chịu. Do đó, chúng cảm thấy mình không được có quyền kiểm soát và muốn thể hiện sức mạnh của mình bằng cách nổi cơn thịnh nộ và ăn vạ. Đôi khi làm như vậy có vẻ phát huy tác dụng và chúng biết rằng loại hành vi này có thể giúp chúng thao túng bạn.

Thứ mà trẻ muốn không phải lúc nào cũng phải là một loại đồ vật nào đó. Đó cũng có thể là một hoạt động mà chúng không thể tự làm. Ví dụ: con bạn có thể gặp khó khăn khi buộc dây giày, nhưng chúng không muốn nhờ bạn giúp vì chúng muốn cảm thấy tự lập. Và khi chúng nhận ra rằng mình không thể làm điều đó một mình, những cảm xúc tiêu cực của chúng sẽ xuất hiện.

Đây là lý do vì sao con bạn thực sự không thể “bình tĩnh” khi đang mè nheo, ăn vạ và cách giải quyết gọn nhẹ mà không cần la mắng - Ảnh 2.

Thường chỉ có một lý do khiến những cơn mè nheo ăn vạ xảy ra - đó là vì con bạn không thể có được điều chúng muốn (Ảnh minh họa)

Cách giải quyết hiệu quả nhất cho bố mẹ

1. Phớt lờ đi là chiến lược tốt nhất

Điều đầu tiên bạn có thể làm để đối phó với cơn mè nheo ăn vạ của con mình là cố gắng giữ bình tĩnh. Điều này sẽ giúp bạn suy nghĩ rõ ràng hơn, và đó cũng sẽ là một tấm gương tốt cho con bạn. Chúng sẽ thấy rằng bạn bình tĩnh và từ đó có thể thấy dễ bình tĩnh hơn bằng cách bắt chước hành vi của bạn.

Khi bạn giữ bình tĩnh, con bạn cũng sẽ thấy rằng cơn giận dữ của chúng không ảnh hưởng đến bạn theo cách mà chúng mong đợi. Phớt lờ đi cơn giận dữ sẽ dạy con bạn rằng cư xử theo cách đó sẽ không đưa chúng đến được đâu và không mang lại kết quả gì.

2. Nhẹ nhàng bảo con

Chỉ nói với con rằng hãy thư giãn và bình tĩnh có thể là chưa đủ, vì vậy bạn nên cố gắng làm điều đó bằng một giọng nhẹ nhàng. Ngoài ra, hãy duy trì giao tiếp bằng ánh mắt vì điều đó sẽ cho con bạn thấy rằng bạn đang lắng nghe và bạn quan tâm. Nhẹ nhàng chạm vào con bạn cũng có thể giúp chúng cảm thấy thư giãn hơn.

Đây là lý do vì sao con bạn thực sự không thể “bình tĩnh” khi đang mè nheo, ăn vạ và cách giải quyết gọn nhẹ mà không cần la mắng - Ảnh 3.

Hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân khiến con bạn nổi cơn mè nheo ăn vạ (Ảnh minh họa)

3. Đánh lạc hướng

Một mẹo khác có thể giúp xoa dịu cơn giận hay mè nheo là chuyển sự chú ý của con bạn sang một thứ khác. Ví dụ: bạn có thể hỏi chúng một câu hỏi mà chúng không ngờ đến và không liên quan gì đến tình huống gây ra cơn mè nheo, chẳng hạn như "Mẹ của bạn thân nhất của con tên là gì nhỉ?"

Chơi một số loại trò chơi cũng có thể khiến chúng phân tâm, có thể là trò cần hoạt động thể chất, như chơi trò đuổi bắt, hoặc trò đòi hỏi cần phải căng não một chút. Nếm thứ gì đó chua hoặc đắng, chẳng hạn như chanh, cũng có thể hữu ích.

4. Ngăn chặn nguyên nhân gây ra mè nheo ăn vạ

Hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân khiến con bạn nổi cơn mè nheo ăn vạ. Sau khi làm được điều này, bạn có thể cố gắng sửa đổi các nguyên nhân đó theo cách giúp con bạn đối phó với chúng tốt hơn. Ví dụ, nếu làm bài tập về nhà có vẻ quá sức đối với chúng, bạn có thể thử làm cho nó dễ dàng hơn bằng cách cho chúng nghỉ giải lao thường xuyên. Bạn cũng có thể giúp chúng chia nhỏ nhiệm vụ của mình thành nhiều phần nhỏ hơn và nói chung, hãy luôn thể hiện sự ủng hộ và tán thành của bạn đối với con khi con nỗ lực.

 

Link gốc: https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/su-that-thu-vi-ve-nhung-con-me-nheo-an-va-cua-tre-va-cach-doi-pho-de-ot-cho-cha-me-162211401090158458.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang