Bỗng dưng con kêu bị đau nhức chân vào ban đêm, rất có thể trẻ đang mắc bệnh lý này

Trong quá trình nuôi con, phụ huynh khó tránh khỏi gặp phải những vấn đề liên quan đến cơ thể và sức khỏe của trẻ. Đặc biệt, tình trạng trẻ bị nhức chân về đêm khiến bố mẹ lúng túng khi xử lý nếu không hiểu biết đầy đủ.

Trẻ bị nhức chân về đêm là hiểu hiện của bệnh gì?

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, trẻ nhỏ trong giai đoạn từ 3-6 tuổi và 8-12 tuổi là hai thời điểm dễ xuất hiện hiện tượng gọi là "đau tăng trưởng", trong đó đa số phổ biến nhất ở trẻ 3-6 tuổi. Nếu trẻ phát bệnh lúc 3 tuổi thì khoảng 6 tuổi các tình trạng này sẽ biến mất, hoặc nếu xảy ra ở trẻ 8 tuổi thì đến 9 tuổi sẽ tự khỏi.

Đau tăng trưởng thông thường xuất hiện ở giai đoạn cao điểm của sự phát triển cơ thể, chủ yếu đau nhức ở quanh khớp gối hoặc mặt trước của bắp chân. Đồng thời các bộ phận này không bị ngoại thương và vẫn hoạt động bình thường. Trẻ bị nhức chân về đêm nếu đã loại trừ được nguyên nhân bệnh khác thì rất có khả năng là biểu hiện của đau tăng trưởng.

Một số vấn đề liên quan đến đau tăng trưởng khiến phụ huynh dễ băn khoăn hoặc nhầm lẫn

Mỗi đứa trẻ đều sẽ trải qua giai đoạn "đau tăng trưởng"?

Theo thống kê sơ lược, chỉ có khoảng 25-40% trẻ từng trải qua đau tăng trưởng. Trong đó, chân là bộ phận đau nhức thường gặp nhất, cụ thể đa số xảy ra ở mặt trước bắp đùi, mặt sau đầu gối và bắp chân của trẻ và diễn ra vào ban đêm nhiều hơn. Tuy cơ thể trẻ sẽ có phản ứng đau như vậy nhưng không có nghĩa là mắc bệnh tật nên bố mẹ không cần quá lo lắng.

Bỗng dưng con kêu bị đau nhức chân vào ban đêm: Đâu là đau tăng tưởng, đâu là đau do bệnh tật? - Ảnh 1.
 

Nếu trẻ không bị đau tăng trưởng thì có gặp trở ngại về chiều cao không?

Đau tăng trưởng là hiện tượng sinh trưởng tự nhiên, không có liên quan quá lớn đều chiều cao của trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên chú trọng các vấn đề thiết yếu khác như di truyền, dinh dưỡng, giấc ngủ, tâm lý, vận động… để giúp trẻ phát triển tối ưu về chiều cao lẫn thể chất.

Đau tăng trưởng ở trẻ có phải do thiếu canxi?

Mặc dù trẻ nhỏ cũng rất dễ bị thiếu canxi do nhu cầu về nguyên tố nào khá cao, trong khi đó hiệu quả hấp thu từ thực phẩm lại hạn chế. Nếu không bổ sung canxi hợp lý sẽ bị thiếu hụt, tuy nhiên vấn đề này lại không liên quan đến đau tăng trưởng, cho nên bố mẹ cần hiểu đúng, biết đủ để không cho trẻ uống canxi vô tội vạ mà không nhận được lợi ích cho trẻ.

Đau tăng trưởng có cần cho trẻ uống thuốc giảm đau không?

Trẻ bị nhức chân về đêm nếu là do nguyên nhân của hiện tượng đau tăng trưởng thì thông thường trẻ vẫn có khả năng chịu được, cơ bản không cần uống thuốc giảm đau hoặc có thể dùng biện pháp khác thay thế để giúp trẻ dễ chịu hơn. Tuy vậy, nếu trẻ bị đau kịch liệt, phát sốt, hoạt động khó khăn… thì đây là biểu hiện bất thường, cần đưa trẻ đến bệnh viện để chẩn đoán nguyên nhân cụ thể.

Bỗng dưng con kêu bị đau nhức chân vào ban đêm: Đâu là đau tăng tưởng, đâu là đau do bệnh tật? - Ảnh 3.
 

Đặc trưng cơ bản giúp bố mẹ phán đoán trẻ bị nhức chân về đêm là do đau tăng trưởng chứ không phải bệnh tật

Đau tăng trưởng ở trẻ nhỏ thường xảy ra ở chân, điển hình là đau ở cả hai bên nhưng cũng có trường hợp chỉ đau một bên, cảm giác đau nhức hoặc đau râm ran và kéo dài khoảng vài phút, rất hiếm khi vượt quá 1 tiếng đồng hồ.

Ngoài ra, chủ yếu các cơn đau mang tính chất ở cơ bắp chứ không phải đau trong xương khớp. Đặc biệt trẻ bị đau nhức nhiều nhất là vào ban đêm, thực ra ban ngày cũng đau nhưng do trẻ hoạt động nhiều nên ít chú ý hơn, còn đêm đến thì máu lưu thông chậm lại nên cảm giác đau nhức cũng rõ ràng hơn.

Bố mẹ nên làm gì để giúp trẻ giảm bớt khó chịu khi bị nhức chân về đêm?

Di chuyển sự chú ý của trẻ

Do buổi tối, trẻ ít các hoạt động hơn ban ngày nên cũng cảm thấy đau nhức nhiều hơn. Phương pháp di chuyển sự chú ý của trẻ là điều cần thiết để giảm bớt khó chịu do đau nhức. Bạn có thể an ủi và khích lệ trẻ ngồi trên ghế sô pha thư giãn hoặc nằm trên giường, bạn ngồi hoặc nằm bên cạnh cùng bé trò chuyện, kể chuyện, xem hoạt hình hoặc cùng chơi một số trò chơi trí tuệ nào đó v.v…

Bỗng dưng con kêu bị đau nhức chân vào ban đêm: Đâu là đau tăng tưởng, đâu là đau do bệnh tật? - Ảnh 4.
 

Giảm thiểu các vận động mạnh

Đau tăng trưởng phần nhiều cũng có ảnh hưởng từ thời lượng hoạt động của trẻ, sự phát triển của xương và các cơ gân cục bộ đôi khi không đồng đều để có thể cân bằng và hỗ trợ nhau nên làm xảy ra vấn đề đau nhức mang tính sinh lý.

Tuy nhiên đây cũng không phải là bệnh tật và bạn không nhất thiết làm hạn chế cơ hội vận động của trẻ, chỉ cần khi trẻ bị đau nhức nhiều thì nên giảm các hoạt động mạnh lại, cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ được thả lỏng, giảm đau nhức và khó chịu cho trẻ.

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Trẻ nhỏ cần đảm bảo dinh dưỡng là điều tất yếu, đặc biệt khi trẻ trong giai đoạn đau tăng trưởng thì càng phải chú trọng vấn đề này hợp lý hơn. Một số thực phẩm có tác dụng thúc đẩy các tổ chức mô mềm phát triển như sữa bò, xương heo, quả óc chó, trứng gà … nên khéo léo tăng cường vào thực đơn ăn dặm của trẻ.

Ngoài ra, mẹ cũng nên khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin C như hẹ, cải bó xôi, cam quýt, bưởi, các loại rau lá xanh. Vitamin C rất có lợi để hợp thành Collagen, là một yếu tố có vai trò như "chất bôi trơn" cho xương khớp, gân kết nối với các cơ. Dinh dưỡng thỏa đáng và đầy đủ cũng giúp tình trạng trẻ bị nhức chân về đêm không quá khó khăn để vượt qua.

 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang