Hướng dẫn tư thế nằm cải thiện nhịp thở ở bệnh nhân mắc COVID-19 thể nhẹ
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) cho hay, có thể cải thiện oxy phổi bằng cách nằm ở tư thế nằm sấp khi mắc Covid-19 giúp bệnh nhân đỡ khó thở.
Do cơ chế thay đổi huyết động trong các hệ thống mạch máu phổi, khi nằm sấp, hệ thống thông khí tốt hơn, huy động được phế nang ở sau lưng nhiều hơn. Đối với các trường hợp F0 điều trị tại nhà cảm thấy mệt, bệnh nhân nên nằm sấp. Nằm sấp sẽ giúp cải thiện nhịp thở và tăng độ bão hòa oxy.
Bác sĩ Khanh hướng dẫn chi tiết như sau:
1. Khi cảm thấy mệt nên nằm sấp trên giường phẳng trong 30 phút đến 2 giờ.
2. Sau đó chuyển sang nằm nghiêng bên phải trong 30 phút đến 2 giờ.
3. Chuyển sang ngồi dậy (ngồi 30-60 độ) từ 30 phút đến 2 giờ.
4. Chuyển sang nằm nghiêng trái trong 30 phút đến 2 giờ.
5. Chuyển sang nằm sấp trên giường phẳng trong 30 phút đến 2 giờ
6. Trở lại vị trí nằm sấp trong 30 phút đến 2 giờ
Bác sĩ Khanh cho biết: "Cách nằm này có thể áp dụng dễ dàng cho F0 nhẹ đang điều trị tại nhà. Bên cạnh đó hàng ngày F0 cũng cần tập thở bằng cách: Thở mím môi hít vào bằng mũi, thở ra tròn miệng giống như huýt sáo; Tập 10-20 cái/ đợt, lặp lại 2-3 đợt nếu chưa thấy mệt".
Bác sĩ Khanh khuyến cáo trong trường hợp cảm thấy khó thở cần phải gọi điện ngay cho nhân viên y tế để được đưa tới viện điều trị.
Hướng dẫn cách nằm cho bệnh trên Covid-19, ảnh BSCC.
F0 cách ly tại nhà nếu thấy khó thở cần liên lạc với nhân viên y tế càng sớm càng tốt
ThS. BS. Ngô Đức Hùng, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai phân tích: "Việc khuyến nghị bệnh nhân nằm sấp sẽ tùy theo tình trạng tổn thương phổi của bệnh nhân. Nằm sấp chỉ là biện pháp tạm thời, nằm trong nhánh rất nhỏ vấn đề khuyến cáo điều trị bệnh nhân tổn thương phổi ARDS.
Trong tình huống bệnh nhân có suy hô hấp thực sự trong lúc chờ đợi xe cấp cứu đến có thể nằm sấp tạm thời. Ví dụ, như trường hợp bệnh nhân sốc có thể nhấc cao hai chân để máu dồn về tim, cách làm này cũng chỉ tạm thời trong vòng một vài phút.
Theo bác sĩ Hùng, nếu bệnh nhân F0 tại nhà thấy khó thở cần nhanh chóng liên lạc với nhân viên y tế càng sớm càng tốt. Tùy theo tình huống nhân viên y tế sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân cần phải làm gì và đã phải tới bệnh viện hay chưa.
Bác sĩ Khanh cũng lưu ý thêm đối với các trường hợp F0: uống đủ nước, uống nước đều, giờ giấc nghỉ ngơi và vận động cố gắng như ở nhà, tự vệ sinh và giữ thông thoáng trong phòng cách ly.
Giữ vệ chung trong khu nhà vệ sinh, mang khẩu trang khi đi vệ sinh, rửa tay sạch và thường xuyên. Khi có triệu chứng gì khó chịu, bình tĩnh báo cho nhân viên y tế.
Theo soha.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.