“Bụng bia” từ đâu mà ra?

(lamchame.vn) - Vì hàm lượng năng lượng của một gram cồn là 7,1 Kcal, nên có thể giả định rằng uống rượu có thể dẫn đến tăng cân. Nhưng, còn rất nhiều thứ nữa mà bạn cần biết phía sau chiếc “bụng bia” của các “đức ông chồng”.

Rượu làm tăng lượng calo nạp vào cơ thể

Trọng lượng cơ thể bạn chính là sản phẩm của lượng calo tiêu thụ và lượng calo đốt cháy. Bạn sẽ tăng cân khi lượng calo tiêu thụ lớn hơn lượng calo cơ thể đốt cháy. Và ngược lại, khi lượng calo bạn nạp vào không đủ để cơ thể đốt cháy thì trọng lượng sẽ giảm.

Nhưng không phải tất cả các loại calo đều như nhau. Lấy ví dụ chất xơ chẳng hạn. Chất xơ thực sự tốt cho sức khỏe và sẽ có sự khác biệt trong cách mà cơ thể xử lý lượng calo từ chất xơ so với lượng calo từ bia, rượu. Cơ thể có khả năng hạn chết tiêu hóa chất xơ, và thực ra nó chỉ hấp thụ một lượng calo rất nhỏ từ chất xơ, phần còn lại sẽ được thải ra ngoài qua đường ruột.

Mặt khác, cơ thể lại có cơ chế hấp thụ calo từ rượu rất khác so với chất xơ. Rượu không có cấu trúc phức tạp. Vì vậy, nó dễ dàng được hấp thụ tối đa qua thành ruột và tạo thành năng lượng khi được “lọc” qua gan. Chính bởi lẽ đó, gần như toàn bộ rượu nạp vào cơ thể sẽ đều được chuyển hóa thành năng lượng. Điều này tạo ra sự dư thừa năng lượng, lâu dài sẽ sinh ra tăng cân, béo bụng.

Rượu bia có thể làm tăng cân và béo bụng không kiêm soát

Rượu làm tăng cảm giác thèm ăn

Một lý do quan trọng khác khiến rượu trở thành tác nhân gây tăng cân chính là khả năng làm tăng sự thèm ăn. Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Liverpool đã chỉ ra được mối liên hệ giữa rượu bia và cảm giác thèm ăn. Các tình nguyện viên được cho ăn 3 bữa một ngày: bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Bên cạnh đó, vào mỗi 30 phút trước bữa ăn, họ được cung cấp thêm một loại nước uống có cồn. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tiêu thụ đồ uống có độ cồn cao hơn sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn những người khác. Không chỉ vậy, những người này cũng thích chọn ăn nhiều thức ăn béo và mặn hơn.

Trong một nghiên cứu tương tự được tiến hành tại Đại học Dundee, các nhà khoa học đã xem xét các tác dụng kích thích sự thèm ăn của rượu. Tình nguyện viên được cung cấp một bữa ăn sáng tiêu chuẩn. Ngoài ra, họ còn được phép chọn các loại đồ uống khác nhau, có cồn hoặc không cồn và sử dụng trước bữa ăn sáng 30 phút. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người chọn uống đồ uống có cồn tiêu thụ trung bình tăng 30% lượng calo vào bữa trưa.

Các nhà nghiên cứu vẫn không chắc chắn về lý do rượu kích thích sự thèm ăn. Nhưng một lời giải thích hợp lý được đưa ra chính là ảnh hưởng của rượu bia đối với các “hormone đói”. Leptin là một trong những hormone điều chỉnh cảm giác thèm ăn, khi hormone leptin càng giảm, bạn sẽ càng có cảm giác thèm ăn. Kết quả của một nghiên cứu tạo Thụy Điển cho thấy, nồng độ leptin giảm gần 50% sau khi uống rượu.

Làm thay đổi cách phân bổ chất béo trong cơ thể

Tiêu thụ rượu có thể làm tăng tỷ lệ mỡ cơ thể. Uống rượu làm tăng lượng chất béo dưới da, ở cả nam lẫn nữ. Chất béo hình thành từ rượu bia đặc biệt lắng đọng ở vùng bụng của cơ thể, đó là lý do vì sao những người nghiện rượu thường có “bụng bia”.

Rượu cũng có thể làm tăng kích thước vú ở phụ nữ và nam giới. Nguyên nhân chủ yếu là do khả năng làm tăng nồng độ hormone nữ tính “estrogen” của rượu bia. Nồng độ estrogen có thể tăng 20% sau khi uống một thức uống có cồn. Và đáng buồn thay, có bộ ngực to hơn không phải là thứ mà tất cả phụ nữ muốn và thậm chí nó còn là nỗi ám ảnh của phái mạnh.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang