Các món dưa góp lạ mà quen bạn cần làm sớm để ăn chống ngán cỗ Tết

Cỗ Tết thường nhiều thịt, dầu mỡ nên những món dưa góp chống ngán chính là cách giải quyết tuyệt vời.

Ngày Tết sắp đến, các món ngon ngày Tết thường rất nhiều đạm và dầu mỡ vì thế không thể nào thiếu "người bạn song hành" là các món dưa góp ăn kèm. Ngoài những món dưa góp đã rất quen thuộc bạn cũng có thể biến tấu một chút để thay đổi hương vị của món ăn, giúp cả gia đình và khách khứa vừa thấy lạ miệng và hấp dẫn hơn đấy. 


1. Dưa giá kiểu Huế

Mỗi vùng miền có cách làm dưa giá riêng, Tết này bạn hãy cùng thử làm dưa giá kiểu Huế này nhé, đơn giản và thơm ngon cực kì. Dưa giá phải có màu trắng đẹp, có vị chua và mùi thơm của dưa. Nếu không dùng hết thì bảo quản dưa ở trong tủ lạnh để tránh làm dưa bị quá chua. Dưa giá là món ăn kèm không thể thiếu khi ăn kèm cùng thịt luộc hoặc thịt heo quay ở Huế. 

Các món dưa góp lạ mà quen bạn cần làm sớm để ăn chống ngán cỗ Tết - Ảnh 2.
 

2. Dưa chuột bao tử muối chua

Món dưa chuột bao tử muối rất đơn giản, nguyên liệu lại dễ tìm. Vi chua, ngọt, giòn hấp dẫn của dưa bao tử muối sẽ góp phần làm cho bữa cơm gia đình bạn thêm ngon miệng. Để tránh nước dưa muối bị chua nhanh và muốn ăn lâu hơn thì khi dưa muối đạt yêu cầu sẽ cho lọ dưa muối vào ngăn mát tủ lạnh, có thể dùng trong 1 tuần.

Các món dưa góp lạ mà quen bạn cần làm sớm để ăn chống ngán cỗ Tết - Ảnh 4.
 

3. Củ kiệu ngâm chanh dây

Mùa Tết năm nay đừng ngần ngại thử món củ kiệu ngâm chanh dây cho gia đình và người thân thưởng thức nhé. Củ kiệu là món ăn kèm nhưng lại là "linh hồn" của mâm cỗ ngày Tết. Thông thường củ kiệu ngâm với giấm sẽ có vị chua hắc nhưng với cách dùng chanh dây này bạn sẽ cảm nhận vị ngọt và chua thanh nhẹ, giúp kích thích vị giác đồng thời hỗ trợ tiêu hóa. 

Các món dưa góp lạ mà quen bạn cần làm sớm để ăn chống ngán cỗ Tết - Ảnh 6.
 

4. Củ cải muối vàng

Thay vì tốn thời gian cho các món dưa kiệu, nay bạn có thể làm món củ cải ngâm muối kiểu Hàn Quốc này vừa để đổi vị chống ngán lại thực hiện rất nhanh gọn. Củ cải muối chua ngọt có màu vàng từ bột nghệ thật đẹp lại thơm thơm mùi tiêu và lá quế rất đặc biệt từ xứ Hàn. Tuy là món đặc trưng của Hàn Quốc nhưng lại rất dễ kết hợp với các món ăn của người Việt. Bạn hãy lưu lại công thức để dù cận Tết bạn cũng có thể làm một món dưa chua ngọt thật ngon cho cả nhà!

Các món dưa góp lạ mà quen bạn cần làm sớm để ăn chống ngán cỗ Tết - Ảnh 8.

5. Rau cần muối xổi

Rau cần chua giòn khi kết hợp với rau răm lại thơm thơm rất kích thích vị giác. Rau cần muối xổi ăn kèm thịt đông, thịt kho hay cá kho rất ngon tuy nhiên món dưa này không để được lâu nên bạn không nên muối nhiều quá và chỉ nên sử dụng trong 3-4 ngày thôi nhé!

Các món dưa góp lạ mà quen bạn cần làm sớm để ăn chống ngán cỗ Tết - Ảnh 10.
 

6. Rau củ ngâm chua ngọt

Tới những ngày cuối cùng của năm mà bận rộn chưa kịp muối dưa hành thì bạn có thể làm một hũ rau củ ngâm chua ngọt. Bạn chỉ cần ngâm 1 ngày là có thể ăn được rồi. Các loại rau củ giòn giòn thấm vị chua ngọt, vị thơm của hành tím. Đây sẽ là món ăn kèm không thể thiếu trong những mâm cơm ngày Tết.

Các món dưa góp lạ mà quen bạn cần làm sớm để ăn chống ngán cỗ Tết - Ảnh 12.
 

Những lưu ý quan trọng khi chế biến các món dưa góp:

- Trước tiên bạn cần đảm bảo nguồn gốc nguyên liệu an toàn, các nguyên liệu đều phải rửa sạch, để ráo nước hoàn toàn, cũng có thể phơi qua dưới nắng cho hơi héo, khi muối chua sẽ giòn và ngon hơn. Việc ráo nước rất quan trọng để lúc muối dưa không bị lên màng.

- Các đồ đựng như hũ thủy tinh, tô cũng phải được tiệt trùng với nước nóng, sau đó để khô hoàn toàn trước khi cho dưa góp vào muối.

- Nên để hũ dưa góp ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời. Sau khi dưa đã chua thì cần cho vào ngăn mát tủ lạnh để tránh quá trình lên men, khiến dưa bị chua hơn mong muốn.

 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang