Cách đọc sách theo độ tuổi giúp con phát triển tư duy sớm 

(lamchame.vn) - Dựa vào từng giai đoạn phát triển, cha mẹ có thể đọc sách cho con để mang lại nhiều hiệu quả bất ngờ trong tư duy và hình thành nhân cách ở bé.

Đọc sách, kể chuyển cho bé nghe ngay từ những năm đầu đời là hoạt động tương tác tích cực cần duy trì trước năm bé 10 tuổi. Cha mẹ cần dành ít nhất tối thiểu 40 phút mỗi tuần hoặc 2 buổi tối trong tuần để đọc sách cho con.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh, Bệnh viện Hoàng gia Wocester (Vương quốc Anh) cho biết đọc sách không chỉ giúp phát triển nhận thức xã hội thông qua tương tác với cha mẹ mà còn giúp con phát triển tư duy và ngôn ngữ thông qua trang sách và những câu chuyện. Vì vậy, cha mẹ cần biết cách giúp trẻ khai thác lợi ích tối đa sự tương tác cũng như quá trình tư duy trong hoạt động đọc sách cùng cha mẹ.

Mỗi độ tuổi, trẻ sẽ có những đáp ứng tương tác khác nhau, phát triển tư duy và đón nhận thông tin truyền tải khác nhau. Cha mẹ có thể dựa vào đặc điểm phát triển của con để tương tác cùng bé theo các phương pháp do bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh gợi ý dưới đây:

Trẻ từ 15 ngày tuổi – 7 tháng tuổi
Trẻ trong độ tuổi này không quan tâm quá nhiều đến nội dung cuốn sách hoặc câu chuyện. Cha mẹ cần tăng khả năng giao tiếp khi đọc hoặc kể chuyện cho con để bé biết có sự tồn tại của cha mẹ.

Não bộ trẻ tiếp nhận hình ảnh ngắn nhưng đủ để nhận ra mẹ và bố. Trẻ cần nhận ra cha mẹ trong giai đoạn này trước khi mở rộng nhận thức cho giai đoạn sau.
Cha mẹ có thể kết hợp âm thanh của đồ chơi cùng các màu sắc tương phản cơ bản trong quyển truyện như xanh - đỏ, đen - trắng, vàng - đỏ để tăng nhận thức cho bé.

Trẻ 8 tháng – 18 tháng tuổi
Điểm tương tác cần khai thác ở trẻ trong độ tuổi này là sự chuyển động, lời nói ngắn, sử dụng vật thể mang tính “con mồi” làm tăng nhận thức cấu trúc vật thể không gian.

Cha mẹ nên đọc sách cho bé và tăng khả năng giao tiếp để trẻ nhận được nhiều ngôn ngữ hơn. Chú ý vào những câu từ ngắn mang tính mô tả, định nghĩa như đồ vật, con vật quen thuộc.

Trẻ trong độ tuổi này đã có sự tập trung thông qua bản tính hiếu động và sự di chuyển liên tục trong không gian nhất định do não bộ đã bắt đầu phát triển.
Khi đọc sách cho trẻ, cha mẹ hãy cho bé tự do khám phá, lật trang sách, gặm nhấm quyển sách. Thậm chí, cha mẹ có thể phải dùng đến “con mồi” (món đồ chơi trẻ yêu thích hoặc tờ giấy trắng) để giữ sự tập trung cho trẻ.

Cha mẹ có thể lồng những vật thể để chỉ những điểm đặc trưng của cấu trúc không gian như độ dày, độ mỏng, góc tròn, góc vuông, phẳng, gồ ghề, nhám, trơn. Não bộ trẻ tiếp nhận cấu trúc không gian này như một phần bắt buộc để tăng nhận thức xã hội.

Trẻ 19 tháng – 3 tuổi
Hoạt động đọc sách, kể chuyện trong độ tuổi này đòi hỏi mức độ tư duy cao của bé. Nếu giai đoạn trước bé chỉ có một số hoạt động đơn giản như gặm, lật trang sách thì trong giai đoạn này, trẻ cần được mẹ hướng dẫn một số hoạt động cần làm trong khi nghe cha mẹ đọc sách như phân biệt lớn – nhỏ, dài – ngắn… Cha mẹ có thể đặt câu hỏi để trẻ biết cách tư duy liên quan đến câu chuyện.

Cha mẹ nên sử dụng câu ngắn, đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ như: Con chim bay, con gà chạy kết hợp dạy trẻ cách ghép từ.

Trẻ 3,5 – 6 tuổi
Những câu chuyện cha mẹ đọc cho trẻ trong giai đoạn này nên có nội dung về lòng nhân nghĩa, tình yêu thương, sự sẻ chia hoặc hình thành những khái niệm về cách sống như siêng năm, chăm chỉ hay cẩu thả, lười biếng. Đây là giai đoạn cha mẹ có thể hình thành nhân cách tốt đẹp cho trẻ từ những trang sách.

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang