Cách thể hiện ngôn ngữ riêng của trẻ sơ sinh, mẹ nắm rõ để chăm sóc con dễ dàng hơn

(lamchame.vn) - Đôi khi chỉ qua tiếng khóc, cái nắm tay... là mẹ đã có thể hiểu bé yêu đang muốn điều gì.

Trẻ sơ sinh chưa biết nói, bởi vậy giai đoạn đầu chăm sóc và nuôi dưỡng con cực kỳ vất vả. Tuy nhiên, theo thời gian, khi đã có sự quan sát thì nhiều bố mẹ dễ dàng nhận ra con đang muốn gì nhờ vào những biểu hiện của bé. Dưới đây là những cách thể hiện ngôn ngữ riêng của trẻ sơ sinh, mẹ nên nắm rõ để chăm sóc con dễ dàng hơn.

1. Em bé mút tay, gặm chân

- Biểu hiện cụ thể: Em bé đưa ngón tay, nắm đấm hoặc bàn chân nhỏ vào miệng, cắn hoặc mút.

- Ý nghĩa: Sau khi bé bước vào giai đoạn ăn uống, dần dần bé sẽ thích mút tay gặm chân. Trên thực tế, đôi khi trẻ sơ sinh làm như vậy không phải chỉ vì ngứa miệng mà còn do ham vui. Tay chân cũng là một loại đồ chơi dành cho trẻ sơ sinh, do đó, bé sẽ cảm thấy thích thú và "ngon miệng" khi tự gặm chân tay của mình.

Đôi khi, việc mút tay cũng đem lại cảm giác an toàn như ti giả hay bầu sữa mẹ. Và nó cũng sẽ gây nghiện cho bé. Nhiều trẻ cần mút tay để đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

- Chăm sóc: Bé đang vui vẻ, cách chăm sóc tốt nhất là không kéo tay chân bé ra khỏi miệng mà để yên và để bé tự chơi. Người lớn có thể thấy nhàm chán, nhưng trẻ em lại thấy vui. Bố mẹ nên vệ sinh thật kỹ các bộ phận này để đảm bảo vệ sinh cho con. Ngoài ra, có thể cho bé cầm, nắm, sờ những đồ vật khác để phân tán sự chú ý của con.

Cách thể hiện ngôn ngữ riêng của trẻ sơ sinh, mẹ nắm rõ để chăm sóc con dễ dàng hơn - Ảnh 1.

Trẻ rất thích mút tay. Ảnh minh họa.

2. Khi bé đang ngủ, bé rất thích "cử động và lắc đầu"

- Biểu hiện cụ thể: Khi trẻ đang ngủ, trẻ hay lật qua lật lại hoặc thỉnh thoảng lắc đầu từ trái sang phải.

- Ý nghĩa: Có vẻ như bé đang cảm thấy không thoải mái nên làm vậy để tìm ra tư thế phù hợp nhất. Bố mẹ nên kiểm tra bỉm, nhiệt độ để tránh gây quá bí, khó chịu cho con.

Ngoài ra, cũng có thể bé chỉ đang thay đổi cách nằm mà thôi. Nếu con cựa quậy rồi vào lại giấc ngủ luôn thì bố mẹ cũng không cần quá lo lắng.

- Chăm sóc: Bố mẹ có thể sờ trán và gáy của bé xem có ra mồ hôi không. Nếu trẻ đổ mồ hôi, điều đó có nghĩa là bạn đang đắp quá nhiều chăn hoặc mặc quá nhiều áo cho con. Lúc này, ngoài việc cởi bớt quần áo và thay chăn mỏng, bố mẹ cũng cần dùng khăn sạch lau nhẹ mồ hôi cho bé.

3. Không quan tâm đến mẹ

- Biểu hiện cụ thể: Thường ngày, bé sẽ rất hào hứng khi được nhìn thấy mẹ hoặc được nằm trong vòng tay của mẹ. Nhưng nếu thấy mẹ và bé phớt lờ thì cha mẹ hãy tiếp tục chú ý.

- Ý nghĩa: Với tiền đề là em bé đang khỏe mạnh và vui vẻ khi nhìn thấy mẹ nhưng lại đột nhiên phớt lờ mẹ thì rất có thể em bé muốn đi ngủ. Lúc này, cơ thể bé phát ra tín hiệu ngủ, và sự chú ý của bé với thế giới bên ngoài đương nhiên sẽ yếu đi.

Cách thể hiện ngôn ngữ riêng của trẻ sơ sinh, mẹ nắm rõ để chăm sóc con dễ dàng hơn - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

- Chăm sóc: Đầu tiên phải loại trừ việc em bé bị ốm, sau đó không cố gắng trêu chọc em bé hoặc yêu cầu em bé tương tác với mình. Thay vào đó, hãy sắp xếp cho trẻ ngủ theo thói quen ngủ thông thường.

4. Cau mày, căng thẳng, mặt đỏ

- Biểu hiện cụ thể: Bé bỗng nhíu mày, vùng vằng, thậm chí đỏ mặt.

- Ý nghĩa: Trong trường hợp này, em bé sắp đi vệ sinh.

- Chăm sóc: Khi bé đi ngoài, bố mẹ không nên chọc ghẹo hay quấy rầy bé quá mà hãy để bé tự "bài tiết" càng nhiều càng tốt. Khi con đã đi vệ sinh xong, bé sẽ có biểu hiện là vui chơi tiếp, lúc này bố mẹ hãy lau rửa cho con nhé.

5. Thả lỏng chân tay, bắt đầu thư giãn và chơi với đồ chơi

- Biểu hiện cụ thể: Khi bé đang ăn sữa và thức ăn bổ sung, cơ thể bé đột ngột thả lỏng, bé không còn hứng thú với đồ ăn nữa và bắt đầu tập trung chơi đồ chơi.

- Ý nghĩa: Em bé vào thời điểm này đã ăn no. Hoặc bé không muốn ăn nữa.

- Chăm sóc: Người lớn có thể quan sát xem bé đã ăn được bao nhiêu. Nếu trẻ đã no, cha mẹ không nên ép trẻ ăn mà hãy lau miệng sạch sẽ để bé yên tâm chơi.

Cách thể hiện ngôn ngữ riêng của trẻ sơ sinh, mẹ nắm rõ để chăm sóc con dễ dàng hơn - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

6. Tự dứt tóc hoặc vứt mũ của mình

- Biểu hiện cụ thể: Lâu lâu bé lại lấy tay gãi đầu, đội mũ thì bé thích ném mũ đi, khi gia đình muốn tiếp tục đội mũ cho bé thì bé không chịu.

- Ý nghĩa: Có 3 khả năng xảy ra, một là bé tức giận, hai là bé cảm thấy nóng trên đầu, ba là bé có thể bị mọc mụn trên đầu nên cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.

- Chăm sóc: Nếu bé tức giận, người lớn nên tìm lý do. Sau đó bố mẹ quan sát xem bé có đổ mồ hôi đầu hay không, có bị chàm như nốt đỏ, nốt ban hay không, nếu có thì xử lý theo các triệu chứng khác nhau.

7. Thường xuyên dụi mắt

- Biểu hiện cụ thể: Bé dụi mắt bằng tay, ban đầu dụi ít, sau đó thường xuyên hơn, đồng thời, có thể kèm theo ngáp và thiếu tập trung.

- Ý nghĩa: Khi bé muốn ngủ, mí mắt sẽ nặng trĩu, khi đó bé sẽ lấy tay dụi mắt để giữ cho mình tỉnh táo.

- Chăm sóc: Sau khi bé phát ra các tín hiệu về giấc ngủ như dụi mắt, cha mẹ cần bắt đầu chuẩn bị cho bé đi vào giấc ngủ. Nhưng cha mẹ cũng nên chú ý nếu bé dụi mắt đỏ mà chưa đến giờ ngủ thì chú ý xem có vật gì rơi vào mắt bé không, có bị viêm nhiễm không,...

Cách thể hiện ngôn ngữ riêng của trẻ sơ sinh, mẹ nắm rõ để chăm sóc con dễ dàng hơn - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

8. Tìm tòi về đồ vật xung quanh

- Biểu hiện cụ thể: Bé rất tò mò về kính của mẹ, những lọ nhỏ đựng đồ vật, các loại đồ chơi bé xíu..., lúc đầu có thể chỉ là quan sát, sau đó sẽ trực tiếp đưa tay ra lấy, thậm chí còn giật lấy mọi thứ với tốc độ rất nhanh.

- Ý nghĩa: Thực ra bé ở thời điểm này đã bắt đầu "nghiên cứu" và quan sát, có ý thức tự lập nhất định.

- Cách chăm sóc: Cho bé những thứ mà con có thể chơi mà không gây nguy hiểm. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên dành thời gian nói chuyện, hát ru, chơi đùa với con.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang