Cách xử lí nhanh nhất khi con bị mắc nghẹn mà các mẹ cần phải biết

(lamchame.vn) - Trẻ nhỏ rất dễ bị nghẹn, do đó khi cho trẻ ăn, mẹ cần tuyệt đối chú ý cho con ngồi đúng tư thế cũng như không cho con ăn vội vàng, ăn khi đang di chuyển và lựa chọn thực phẩm có độ mềm vừa phải với độ tuổi của trẻ.

Dấu hiệu khi trẻ bị nghẹn

Trẻ nhỏ thường rất dễ bị nghẹn do đường thở bị chèn ép bởi một dị vật nào đó. Khi bị nghẹn, trẻ thường cảm thấy khó thở. Trẻ sẽ có những biểu hiện như cố gắng hít thở hoặc cố gắng làm bật ra một vật nào đó ra từ đường thở,... Lúc này, da bé có thể chuyển sang màu đỏ hay tái xanh, trẻ sẽ nôn khan và thở khò khè, nghiêm trọng hơn là có thể mất dần đi ý thức.

Trẻ nhỏ thường rất dễ bị hóc nghẹn hình ảnh

Trẻ nhỏ thường rất dễ bị hóc nghẹn. Ảnh: Internet.

Biện pháp xử lý khi trẻ bị nghẹn

Khi trẻ bị nghẹn, thường có 2 thể là thể nặng và thể nhẹ. Thể nhẹ là lúc trẻ vẫn còn ý thức, bị ho và khóc nhiều do khó chịu, trẻ vẫn có thể nói về những triệu chứng mà mình gặp phải. Trong trường hợp này, cha mẹ nên bình tĩnh vỗ về con và giúp con lấy dị vật ra khỏi đường thở. Nếu bé mắc nghẹn thuộc thể nặng, mặt bé sẽ có biểu hiện chuyển từ đỏ sang tái xanh, trẻ không thể nói, thở hổn hển, mắt mở to, tâm trạng hoảng sợ và dần mất ý thức thì cha mẹ nên gọi cấp cứu ngay.

Sơ cứu khi trẻ bị nghẹn hình ảnh

Sơ cứu khi trẻ bị nghẹn. Ảnh: Internet.

Trong thời gian đợi xe cấp cứu, mẹ có thể sơ cứu cho con bằng cách:

Bước 1: Dùng tay lấy dị vật ra nếu có thể nhìn thấy. Trong trường hợp không nhìn thấy dị vật, mẹ tuyệt đối không được cho tay vào miệng con, tránh làm cho dị vật tụt sâu vào bên trong.

Bước 2: Cho trẻ nằm úp lên cánh tay, ôm nhẹ con để trẻ không bị hoảng loạn, kết hợp đỡ cằm con trong tay và để đầu con thấp hơn những phần còn lại.

Bước 3: Vỗ thật nhanh, chắc và nhẹ vào lưng con bằng ức bàn tay. Tuyệt đối không vỗ quá mạnh vì các cơ quan nội tạng của trẻ còn rất yếu.

Bước 4: Khi bé có thể ho, mẹ nên để bé tự nôn vật nghẹn ra thay vì cho tay vào miệng trẻ để lấy dị vật. Trường hợp con không thể ho bật dị vật ra được, mẹ nên nhẹ nhàng lật ngược con lại, sử dụng ngón tay để ấn sâu khoảng 1,5-2,5cm vào giữa xương ức của trẻ 5 lần.

Bước 5: Sau khi ấn, nếu dị vật vẫn không thoát ra khỏi đường thở của con được, mẹ cần kiểm tra lại xem nguyên nhân gây nghẹn cho con đến từ đâu bằng cách đặt con nằm ngửa ở nơi bằng phẳng, nhẹ nhàng dùng ngón tay cái đè lưỡi của trẻ xuống và hơi nâng cằm lên để có thể nhìn vào sâu bên trong cổ họng. Nếu vẫn không thấy dị vật, bạn lặp lại bước 2 và 3 cho đến khi nhận được sự giúp đỡ từ đội ngũ cứu thương.

Phương pháp phòng tránh bị nghẹn cho trẻ

Trẻ nhỏ rất dễ bị nghẹn, do đó khi cho trẻ ăn, mẹ cần tuyệt đối chú ý cho con ngồi đúng tư thế cũng như không cho con ăn vội vàng, ăn khi đang di chuyển. Cần cho trẻ ăn thức ăn có độ mềm phù hợp với độ tuổi, không để trẻ tự cầm những vật dễ trơn, tuột,...

Cần đề phòng hóc nghẹn dị vật cho trẻ hình ảnh

Cần đề phòng hóc nghẹn dị vật cho trẻ. Ảnh: Internet.

Những đồ dùng trong gia đình có kích thước nhỏ, đồ chơi có nhiều chi tiết,... là những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị nghẹn nghiêm trọng. Chính vì vậy, cha mẹ cần đảm bảo rằng con sẽ không được tiếp xúc với những vật dụng như vậy. Việc chọn đồ chơi cho trẻ lúc này cũng rất cần được quan tâm bởi những món đồ này không chỉ phải đảm bảo tính giáo dục mà còn phải đảm bảo tính an toàn cho trẻ.

Nghẹn dị vật có thể dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc, nguy hiểm nhất là có thể dẫn đến tử vong. Do đó, cha mẹ không nên chủ quan khi cho con ăn hay chơi với bất cứ đồ vật nào trong nhà.

Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu bị nghẹn, cha mẹ phải làm sao?

Trẻ nhỏ còn chưa ý thức được mọi vật xung quanh, do đó rất dễ nuốt phải những đồ vật nhỏ mà chúng tiếp xúc. Nếu những dị vật này có thể trôi chảy qua đường tiêu hóa thì mẹ có thể yên tâm rằng chúng sẽ không gây hại cho con. Tuy nhiên, nếu bé đột nhiên có những biểu hiện như chảy nước dãi không kiểm soát, bỏ ăn hay đau đớn, khó chịu ở nơi có dị vật thì mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay lập tức.

Cần bình tĩnh xử lý khi trẻ bị nghẹn dị vật hình ảnh

Cần bình tĩnh xử lý khi trẻ bị nghẹn dị vật. Ảnh: Internet.

Nghẹn là triệu chứng rất dễ gặp phải ở trẻ nhỏ. Do đó, cha mẹ cần tuyệt đối lưu tâm trong quá trình chăm sóc và chơi cùng con, tránh để con nuốt phải những vật không mong muốn. Trong trường hợp trẻ không may bị mắc nghẹn, cha mẹ cũng cần phải bình tĩnh để xử lý cho con, không nên hoảng loạn, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang