1. Hình thành các hành vi tiêu cực
Nếu thường xuyên chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau, trẻ sẽ có nhiều xu hướng trở nên hung hãn, chống đối, thậm chí là sử dụng bạo lực để giải quyết các vấn đề cá nhân. Cũng bởi bố mẹ chính là tấm gương để con cái có thể học hỏi và noi theo. Do đó, nếu bố mẹ cứ liên tục to tiếng, xung đột với nhau thì trẻ cũng sẽ dần có mặc định rằng cãi nhau chính là biện pháp tốt nhất để xử lý các vấn đề xảy ra trong cuộc sống.
Chính vì thế mà nhiều trẻ lại có xu hướng bạo lực, lớn tiếng, thường xuyên mâu thuẫn, cãi nhau với bạn bè, thậm chí là những người lớn tuổi khi có bất kì vấn đề nào bất đồng quan điểm. Ngoài ra, trẻ nhỏ cũng sẽ dễ chống đối, phản kháng lại các ý kiến của bố mẹ khiến cuộc sống gia đình dần trở nên ngột ngạt, mâu thuẫn chất chồng.
Lúc này trẻ dễ xuất hiện và duy trì các thói quen không lành mạnh, chẳng hạn như chơi game liên tục, bạo lực với thú cưng, thức khuya, sử dụng mạng xã hội vì những mục tiêu xấu, lười nhác, ăn uống vô độ,….Hoặc một số trường hợp khác, trẻ nhỏ có thể trở nên bất cần, không muốn làm bất cứ điều gì, kể cả việc học tập, vui chơi hàng ngày.
2. Gia tăng nguy cơ bị trầm cảm
Đây có thể là một trong các hậu quả nghiêm trọng và thường gặp nhất ở những trẻ vị thành niên. Trong một cuộc thống kê gần đây được tiến hành trên một nhóm các trẻ có độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi. Những trẻ tham gia khảo sát được yêu cầu thực hiện một bài test nhằm kiểm tra và đánh giá về khả năng xử lý các thông tin có liên quan đến khả năng đo đạt cảm xúc.
Bố mẹ thường xuyên cãi nhau trước mặt con cái sẽ khiến trẻ gặp nhiều khó khăn, cản trở trong việc điều chỉnh cảm xúc, khả năng chú ý của mình. Hơn thế, trẻ cũng sẽ bị hạn chế rất nhiều về khả năng thu nạp thông tin và dần không còn năng lực để tự giải quyết các vấn đề cá nhân. Từ đó trẻ sẽ gặp nhiều rắc rối trong sinh hoạt đời sống hàng ngày, hiệu suất học tập, làm việc cũng bị suy giảm đáng kể.
3. Trẻ trở nên thiếu tự tin, sống khép kín
Bố mẹ là những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ và cũng là người có sự ảnh hưởng to lớn đối với lối sống và tính cách của trẻ nhỏ. Do đó, có thể dễ nhận ra khi những đứa trẻ liên tục nhìn thấy cảnh bố mẹ cãi vả, mâu thuẫn, bất hòa thì trẻ sẽ có cảm giác sợ hãi, e ngại và trở nên xấu hổ, thiếu tự tin.
Nhiều trẻ nhỏ cho rằng những xung đột xảy ra với bố mẹ đó chính là do lỗi của mình nên trẻ dần thu mình lại, sống khép kín và cảm thấy tự ti về bản thân. Những đứa trẻ này sẽ không biết cách bộc lộ cảm xúc của mình ra bên ngoài. Trẻ gặp nhiều cản trở trong việc bày tỏ suy nghĩ, ý muốn và có xu hướng tránh né mọi người xung quanh.
Do sống và thường xuyên chứng kiến nhiều cảnh bất hòa nên trẻ có cảm giác rằng bản thân không may mắn, không xứng đáng có được tình thương như những bạn bè cùng trang lứa. Trẻ sẽ cảm thấy ngại ngùng và vô cùng hổ thẹn khi nhắc đến cuộc sống gia đình của mình.
4. Nhìn nhận bản thân một cách tiêu cực
Trẻ em cần phải được nuôi dưỡng từ sâu bên trong tâm hồn, do đó nếu bố mẹ liên tục cãi nhau trước mặt con cái sẽ khiến trẻ bị ăn sâu vào tiềm thức những hình ảnh, tư duy tiêu cực về mối quan hệ gia đình.
Rất nhiều trẻ do các trải nghiệm tồi tệ thuở bé nên khi trưởng thành cảm thấy sợ hãi hôn nhân, không muốn tạo dựng một gia đình bởi những ám ảnh có trong quá khứ.
Không dừng lại ở đó, tình trạng này còn có thể gia tăng khả năng nhìn nhận sai lệch, tiêu cực về bản thân. Trẻ có thể có những đánh giá chưa đúng về chính mình, cho rằng bản thân vô dụng, bất tài, kém cỏi nên mới không xứng đáng có được sự yêu thương và một gia đình hạnh phúc.
5. Trẻ dễ căng thẳng, áp lực
Khi bố mẹ thường xuyên cãi nhau trước mặt con cái sẽ khiến cho không khí gia đình trở nên ngột ngạt, khó chịu, trẻ nhỏ cũng sẽ cảm thấy căng thẳng và vô cùng mệt mỏi. Tình trạng stress kéo dài sẽ khiến cho nhiều trẻ không thể tập trung, mất dần năng lượng, rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng.
Nhiều trẻ rơi vào trạng thái mất ngủ liên tục, ngủ không ngon giấc, liên tục mơ thấy ác mộng, dễ giật mình trong đêm và khó ngủ lại. Nếu stress do xung đột gia đình không sớm được khắc phục hiệu quả sẽ làm cho chất lượng cuộc sống của trẻ bị hạn chế, nguy cơ mắc phải các chứng bệnh tâm thần càng gia tăng.
Thậm chí còn có nhiều trường hợp do căng thẳng quá mức khiến trẻ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, ăn uống không ngon miệng, cân nặng bị giảm đột ngột.
Các cảm giác tiêu cực này sẽ dễ chuyển thành các triệu chứng thể chất như đau dạ dày, đau đầu mãn tính. Đồng thời, khi căng thẳng quá mức trẻ sẽ bị rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ, lâu dần sẽ làm cơ thể bị suy kiệt nghiêm trọng. Từ đó, sức đề kháng của trẻ cũng sẽ bị giảm đi đáng kể, trẻ dễ mắc phải các chứng bệnh thông thường như cảm, sốt,….
Theo allprodad
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.