Theo đó, tâm điểm của ổ dịch được cho là Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Đăk Tô, và một trường hợp tại huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum với 5 trường hợp bệnh nhân đều là học sinh trong trường. Các bệnh nhân đều chung những biểu hiện như họng có giả mạc, đau họng và sốt nhẹ. Hiện các bệnh nhân đã được đưa lên Bệnh viện đa khoa tỉnh để điều trị. Vậy là sau 11 năm vắng bóng, bạch hầu đã quay trở lại tại Kon Tum. Trước đó trên địa bàn tỉnh này đã có 2 bệnh nhân tử vong cũng vì bạch hầu.
Nhận thức được sự nguy hiểm của căn bệnh cũng như tốc độ lây lan của vi khuẩn chết người này, ngành Y tế tỉnh Kon Tum đã ngay lập tức khoanh vùng ổ dịch, tiến hành xử lý môi trường; tiêm vắc xin, cấp thuốc phòng bệnh bạch hầu cho trên 300 học sinh của trường nhằm ngăn ngừa tình trạng lây lan. Đồng thời tuyên truyền cho người dân những thông tin về căn bệnh này. Theo các chuyên gia y tế thì vi khuẩn bạch hầu có thể ủ bệnh trong cơ thể người từ 5 – 7 ngày mới phát bệnh nên không được chủ quan trong mọi trường hợp.
Bạch hầu rất dễ tấn công những em nhỏ dưới 15 tuổi chưa tiêm vacxin bạch hầu |
Nếu gia đình bạn đang sống ở khu vực Tây Nguyên thì nên lưu tâm tới căn bệnh này bởi bạch hầu rất dễ lây lan. Hơn nữa, vi khuẩn bạch hầu lại có thể dễ dàng làm tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể khiến cho sức đề kháng của con người bị kém đi. Vi khuẩn bạch hầu được biết là có thể lây lan qua đường hô hấp, qua tiếp xúc các đồ vật có dính chất bài tiết của người đang mang mầm bệnh. Vì thế tốc độ lây lan là không thể lường trước được.
Mặc dù căn bệnh này có tính mùa vụ nhưng nó lại rất nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ em dưới 15 tuổi, những bé chưa trải qua tiêm vaxin bạch hầu thì nguy cơ nhiễm bệnh là vô cùng dễ dàng. Nếu phát hiện ra người nhà mình có biểu hiện sốt nhẹ, có giả mạc thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp. Nếu để lâu vi khuẩn bạch hầu sẽ tấn công hệ thần kinh khiến cho bệnh nhân mất cảm giác dẫn đến tử vong chỉ sau 6 => 10 ngày từ khi mắc bệnh.
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.