Cha mẹ càng vô tâm 3 việc này, tương lai con cái càng hứa hẹn

(lamchame.vn) - Đôi khi sự thờ ơ của cha mẹ cũng là điều tốt cho sự phát triển của con.

Sự trưởng thành của một đứa trẻ không thể tách rời khỏi sự hướng dẫn tận tình của cha mẹ. Nhưng những bậc cha mẹ tuyệt vời đều biết rằng chăm sóc con cái không có nghĩa là can thiệp tất tần tật mọi thứ.

Cha mẹ càng vô tâm 3 việc này, tương lai con cái càng hứa hẹn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ngược lại, có những vấn đề nếu cha mẹ càng "thờ ơ", con cái càng phát triển thuận lợi. Chẳng hạn như 3 điều sau đây:

Thứ nhất: Bất cứ điều gì đứa trẻ có thể làm

Một người mẹ có 3 đứa con đều tự lập, thành đạt cho biết: Từ khi học mẫu giáo, con chị đều tự xách cặp đi học, dù vẫn có bố mẹ hay người lớn đi bên cạnh. Việc để trẻ tự làm mọi việc không chỉ có thể trau dồi tinh thần trách nhiệm mà còn rèn luyện khả năng tự chăm sóc bản thân một cách độc lập.

Không chỉ xách cặp đi học, người mẹ này sẽ không bón cho con ăn từ lúc bắt đầu 2 tuổi mà để con tự ăn. Những đứa trẻ cũng tự thay quần áo từ khi 3 tuổi. Bố mẹ chỉ quan sát, hướng dẫn chứ không giúp đỡ. Từ khi các con có phòng riêng, chị cũng yêu cầu con phải tự dọn dẹp. Lúc đầu con không chịu, dù có dọn vẫn bừa bộn. Nhưng chị không hề tức giận mà kiên nhẫn hướng dẫn từng bước.

Theo chị, nếu bố mẹ cứ làm thay suốt thì con sẽ bị ỷ lại, dựa dẫm. Đứa trẻ không làm việc nhà khi trưởng thành sẽ khó thích nghi với cuộc sống, nhất là khi phải sống riêng, sống xa nhà.Vậy nên hãy giao cho con những công việc như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát, phơi quần áo,... để rèn cho con sự tự lập.

Những đứa trẻ biết làm việc nhỏ sẽ làm được việc lớn sau này. Trẻ sẽ trở thành người tự tin, chủ động trong công việc, được mọi người xung quanh quý mến.

Thứ hai: Sau khi phạm lỗi, để trẻ phải gánh chịu hậu quả

Tình yêu thương của cha mẹ có thể là vô điều kiện, nhưng phải có nguyên tắc. Điều quan trọng là dạy trẻ tính kỷ luật. Cha mẹ không có nguyên tắc trong việc giáo dục con cái hoặc có nhưng cứ liên tục phá vỡ nhiều lần sẽ ảnh hưởng không tốt cho tương lai của trẻ.

Nguyên tắc là khi trẻ làm sai điều gì, chúng ta không nên vì thương mà dung túng hay phá bỏ những quy tắc sẵn có mà hãy để trẻ tự nhận ra lỗi lầm của mình và kiên nhẫn hướng dẫn trẻ sửa sai. Nếu không muốn nuôi dạy những đứa con chỉ biết đổ lỗi, vô trách nhiệm thì phải cho con học ngay từ nhỏ cách gánh chịu hậu quả sau khi phạm sai lầm.

Ví dụ, nếu trẻ lười dậy và đi học muộn, hãy để trẻ tự mình chấp nhận hình phạt của giáo viên. Tương tự, nếu trẻ không hoàn thành bài tập về nhà và bị giáo viên phê bình, cha mẹ không nên giúp trẻ tìm lý do trốn tránh. Cách làm đúng đắn là cho trẻ nhận thức được lỗi lầm của mình và tránh lặp lại lần sau.

Cha mẹ nên bắt đầu chỉ ra cho con những bất cập trong quyết định thường ngày như: "Nếu con chọn đi chơi vào cuối tuần khi chưa làm xong bài tập sẽ bị cô giáo phê bình vào đầu tuần", hay "Nếu con không tuân thủ đúng thời gian sử dụng điện thoại, con sẽ có nguy cơ học tập sa sút và mẹ sẽ tịch thu điện thoại trong 3 tháng",… Để trẻ nhìn rõ hậu quả, trẻ sẽ ý thức được trách nhiệm bản thân, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn.

Những đứa trẻ có trách nhiệm ngay khi còn nhỏ, lớn lên sẽ tiếp tục duy trì tính cách tốt này. Làm việc gì trẻ cũng luôn đặt trách nhiệm lên hàng đầu để cố gắng hoàn thành một cách tốt nhất. Điều này giúp trẻ nhận được tín nhiệm lớn, có cơ hội trở thành lãnh đạo, sự nghiệp phát triển.

Lúc trách phạt trẻ, cha mẹ cần lưu ý đến hậu quả trực tiếp và hậu quả tiêu cực. Chẳng hạn như khi bữa tối được dọn ra, nhiều lần được giục ăn nhưng trẻ vẫn thờ ơ và tập trung vào việc xem phim hoạt hình. Lúc này, mẹ nên thôi thúc giục con mà nên dọn đồ ăn, không cho trẻ ăn gì nữa, để trẻ tự gánh chịu hậu quả khi “đói”.

Hậu quả tiêu cực là gì? Rõ ràng trẻ không ăn tối nhưng bạn lại phạt trẻ không được xuống nhà chơi. Thực sự trong lòng trẻ sẽ rất bất mãn.

Thứ ba: Không ép con học liên tục, lập kế hoạch học tập cho trẻ một cách khoa học

Một bà mẹ chia sẻ: Ở nhà mình, việc đầu tiên con làm sau khi đi học về không phải hoàn thành bài tập mà thay vào đó ra ngoài để nhảy dây, chơi cầu lông, bóng bàn. Chơi xong sẽ về nhà ăn cơm. Sau đó nghỉ ngơi 10 phút trước khi bắt đầu làm bài tập.

Chị hướng dẫn các con áp dụng phương pháp học Pomodoro để phân chia bài tập về nhà ngay từ khi vào lớp một. Bằng cách này, trẻ có thể viết bài tập về nhà một cách hiệu quả và tập trung. Tại thời điểm này, chị không cần phải kè kè bên con mỗi ngày, chỉ cần nói với con nếu con cần giúp đỡ, đừng ngại nhờ bố mẹ rồi làm công việc của mình.

Buông tay không phải mặc kệ mà vẫn để việc học của con trong tầm mắt. Bố mẹ nên quan sát ý thức tự giác của con. Cha mẹ có thể ngồi bên con khi bắt đầu làm bài tập thời gian đầu, nhưng sau đó từ từ tách xa con để tạo cho con cảm giác thoải mái khi ngồi học một mình mà vẫn có động lực để hoàn thành công việc. Đều đặn theo thời gian, cha mẹ nên tăng dần khoảng cách với con khi học tập để con quen cách tự lập và phụ huynh cũng có thêm thời gian cho riêng minh.

Trong quá trình lập kế hoạch học tập, tránh mắng mỏ nặng lời, đánh đòn con. Cha mẹ phải kiểm soát tốt cảm xúc, tự nhắc mình kiên nhẫn.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang