Cha mẹ làm gì để giúp con tránh xa "trò chơi tự sát" Momo trên Youtube

(lamchame.vn) - Trong khi nhiều người kêu gọi tẩy chay Youtube vì chậm trễ trong việc xử lý video có trò chơi tự sát Momo, các mẹ bỉm sữa khuyên nhủ nhau sát cánh bên con trong tất cả hoạt động hằng ngày.

Phụ huynh kêu gọi tẩy chay Youtube

Những ngày gần đây, theo cảnh báo của một số phụ huynh, trên một số video của Youtube có sự xuất hiện bất ngờ của Momo – một nhân vật có ngoại hình vô cùng đáng sợ: mắt lồi, miệng rộng, da nhợt nhạt và mái tóc đen rối. Trong video, nhân vật này hướng dẫn các em cách tự làm hại bản thân mình.

Điều đang nói, trò chơi tự sát Momo được lồng ghép trong các phim hoạt hình nổi tiếng dành cho trẻ em như Fortnite, Peppa Pig và chỉ xuất hiện thoáng qua nên hầu hết các bậc cha mẹ đều không thể phát hiện trước được.

Thử thách chết người Momo được lồng trong phim hoạt hình trẻ em

Cụ thể, ở đoạn giữa nội dung phim hoạt hình Peppa Pig, hình ảnh Momo xuất hiện và yêu cầu chú heo này tự sát. Điều này khiến phụ huynh lo ngại sẽ ảnh hưởng đến con em mình.

Mono là một nhân trong trong trò chơi "Thử thách Momo" có xuất xứ từ nước Anh. Trong đó, một người lạ sẽ liên lạc với người chơi thông qua một số điện thoại không rõ nguồn gốc trên ứng dụng Whatsapp. Những đứa trẻ sau đó sẽ bị yêu cầu thực hiện một loạt các thử thách mang tính bạo lực và tự làm hại cho bản thân để đạt được phần thưởng là gặp gỡ nhân vật Momo. Nhiệm vụ cuối cùng sẽ đòi hỏi người chơi phải tự tử.

Theo Buenos Aires Times, ngày 29-7-2018, một cô bé 12 tuổi (ở Ingeniero Maschwitz, Argentina) bị nghi tìm đến cái chết sau khi nhắn tin trên ứng dụng Whatsapp với tài khoản có tên Momo. Cô bé được tìm thấy đã qua đời ở tư thế treo cổ trên cây ở sau nhà. Khi đó, điện thoại đang quay một đoạn video, cảnh sát cho rằng cô bé đang ghi lại hình ảnh để đăng lên mạng xã hội, xác nhận thực hiện thử thách của trò chơi. Nhiều trường hợp tương tự cũng được phát hiện khi chơi trò chơi này.

Càng cấm trẻ sẽ càng tò mò

Tính đến thời điểm hiện tại, “trò chơi tự sát” Momo đã xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm các nước Châu Âu, Mỹ, khu vực châu Mỹ Latinh. Tuy nhiên, các video được nói trên đã xuất hiện trên Youtube Kid và lan truyền đến Việt Nam.

Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững bày tỏ, những rủi ro trên Internet rất khó lường và ngày càng có nhiều trò chơi nguy hiểm như “Thử thách cá voi xanh” (hướng dẫn người chơi tự sát qua smartphone), hay trò chơi với xu hướng nguy hiểm tương tự là "Thử thách Momo".

Từ kinh nghiệm nghiên cứu qua trường hợp game “Thử thách cá voi xanh”, bà Linh cho rằng nếu bảo trẻ đừng tham gia hay đừng chơi game này sẽ rất khó khăn, do trẻ có thể vì tò mò mà chơi thử. Chính vì thế, vấn đề quan trọng là phải nâng cao ý thức của trẻ, để trẻ tự ra quyết định xem trò chơi đó có gây hại không và không tham gia.

“Tôi cho rằng trong việc ngăn chặn những trò chơi như thế này cần có sự tham gia của rất nhiều bên liên quan, nhất là gia đình và nhà trường – những người gần trẻ em, có cơ hội hỏi trẻ hàng ngày để biết trẻ có tham gia, bị lôi kéo vào trò chơi nguy hiểm hay không. Các phụ huynh hãy tìm cách đưa ra cho con lời khuyên, cùng con tìm hiểu, phân tích những mối nguy hiểm có thể xảy ra”, bà Linh nhấn mạnh.

Trước tình trạng này, các chuyên gia tâm lý khuyến cáo, các bậc phụ huynh phải đảm bảo kiểm soát được những nội dung mà trẻ xem và truy cập trên Internet. Hướng trẻ đến các trò chơi vận động thay vì ngồi xem tivi trong thời gian dài. Đặc biệt, khi thấy trẻ có các dấu hiệu khác thường cần chú ý và đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa tâm thần.

Từ nay, các bậc phụ huynh khi cho dùng các thiết bị điện tử vào các trang web, mạng xã hội hay Youtube cần phải theo dõi sát sao bằng cách ngồi xem cùng con nếu không muốn điều đáng tiếc xảy ra với con bạn.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang