Chồng tiết kiệm còn vợ là người thích mua sắm: 3 quy tắc giúp cặp đôi này cùng nhau làm giàu mà gia đình vẫn cực hạnh phúc

Để một cặp đôi có thói quen chi tiêu khác biệt có thể chung sống vui vẻ là điều không hề dễ dàng.

36,1% các cặp vợ chồng Mỹ cho rằng vấn đề tiền bạc là nguyên nhân dẫn đến ly hôn của họ. Thống kê đáng kinh ngạc này có thể là lý do khiến cho 20% các cặp vợ chồng chọn cách không chia sẻ tài khoản ngân hàng với đối tác. Nhưng trên thực tế thì việc chia sẻ tài chính với người bạn đời sẽ giúp cuộc hôn nhân bền vững hơn.

Olivia Christensen và chồng là một cặp đôi người Mỹ. Chia sẻ tài chính là cách mà cặp vợ chồng đã lựa chọn trước khi kết hôn. Nhưng cũng bởi vì thế mà một cuộc chiến về tiền bạc đã nổ ra giữa họ khi người chồng có tính tiết kiệm còn bản thân cô lại thích mua sắm.

Thật khó khăn để một cặp đôi có thói quen chi tiêu khác biệt sống vui vẻ bên nhau. Tuy nhiên sau nhiều năm rút kinh nghiệm, cặp vợ chồng này đã đúc kết ra 3 nguyên tắc đơn giản nhưng cực kỳ quan trọng giúp họ duy trì hòa bình và xây dựng sự giàu có cho gia đình.

Chồng tiết kiệm còn vợ là người thích mua sắm: 3 quy tắc giúp cặp đôi này cùng nhau làm giàu mà gia đình 3 con vẫn cực hạnh phúc - Ảnh 1.

Cặp vợ chồng cùng 3 con.

1. Trung thực trong mọi quyết định tài chính

Trung thực là nền tảng của mọi mối quan hệ nói chung. Khi nói đến khía cạnh tiền bạc, nó lại càng trở nên quan trọng khi hai người đã quyết định chia sẻ tài chính với nhau.

Olivia Christensen cho biết cô thường che giấu các khoản mua sắm của mình với chồng, biện minh bằng lý lẽ không muốn hai người xảy ra tranh cãi. Bởi vì chồng cô là người tiết kiệm, luôn muốn giữ tiền mặt trong tài khoản. Song chính sự thiếu trung thực ấy khiến cho mâu thuẫn tiền bạc giữa hai người càng bị đẩy lên cao.

Những lời nói dối không chỉ làm xói mòn lòng tin trong mối quan hệ mà còn ảnh hưởng đến tài chính chung. Nó khiến cho cặp vợ chồng không hiểu biết hết được tình hình tài chính của gia đình. Cô cố giấu giếm chồng về các khoản chi tiêu, ngược lại người chồng lại bi kịch hóa triển vọng tài chính gia đình khiến cô phải sợ hãi. Trong mớ bòng bong ấy, tiết kiệm và đầu tư trở thành điều xa xỉ đối với họ.

Ngay cả khi mâu thuẫn sẽ xảy ra, hãy luôn thành thật với đối tác. Nó sẽ giúp hai người hiểu rõ hơn về số tiền mình có, số tiền đã chi tiêu. Từ đó đưa ra những lựa chọn tiếp theo cho các mục tiêu tài chính chung.

2. Tôn trọng sự khác biệt trong quan niệm về tiền bạc

Một lần, trong cơn nóng nảy của cuộc cãi vã gay gắt, Olivia Christensen đã mỉa mai chồng bằng những lời lẽ nặng nề về thói tiết kiệm của anh. Còn người chồng thì lại đánh giá cô có suy nghĩ như một đứa trẻ 7 tuổi sẵn sàng đốt cả 100 USD trong cửa hàng kẹo. Có thể hai người đều đánh giá đúng về đối phương một mức nhất định. Thế nhưng sự thiếu tôn trọng lẫn nhau càng khiến cho mâu thuẫn về tiền bạc của họ trở nên căng thẳng hơn.

Tôn trọng nhau giúp bạn nhận ra rằng giữa hai người không cần một cuộc chiến và tiền bạc để phân định xem ai thắng ai thua. Mà cách khôn ngoan hơn cả là cân bằng đôi bên và tìm ra điểm mạnh ở mỗi thói quen của từng người.

Chồng tiết kiệm còn vợ là người thích mua sắm: 3 quy tắc giúp cặp đôi này cùng nhau làm giàu mà gia đình 3 con vẫn cực hạnh phúc - Ảnh 2.
 

Là một người tiết kiệm nghĩa là chồng Olivia Christensen luôn cảnh giác với những khó khăn tài chính tiềm ẩn. Điều đó giúp họ mua được căn hộ của riêng mình và tương lai sẽ có quãng thời gian nghỉ hưu thoải mái. “Tôi thật may mắn khi có anh ấy”, cô phải thốt lên như vậy.

Về phần mình là một người thích mua sắm, nghĩa là cô sẵn sàng chấp nhận các rủi ro tài chính mà người chồng vì quá sợ hãi nên không chấp nhận nổi. Nhờ có cô tác động mà họ đã bán ngôi nhà của mình với mức giá hời và kiếm được 120.000 USD. Cũng nhờ có cô mà cuộc sống của họ dễ chịu hơn với những chuyến du lịch và các món đồ dùng trong nhà chất lượng tốt. “Anh ấy cũng thật may mắn khi có tôi", cô nói thêm.

3. Sự khiêm tốn, chấp nhận không có thói quen tài chính nào vượt trội hơn hẳn

Sự tôn trọng và khiêm tốn giúp chúng ta nhận ra một điều, đó là không có thói quen tài chính nào vượt trội hơn hẳn. Sự hiếu thắng và tự cho mình là vượt trội hơn làm chúng ta loại bỏ ưu điểm của đối tác. Đó là điều không bao giờ có lợi nếu đôi bên muốn chung sống hòa bình.

Để Olivia Christensen và chồng đi đến các quyết định tài chính thống nhất, trước tiên họ phải thừa nhận rằng cách làm việc của bản thân không phải là cách duy nhất đúng. Chồng cô đã phải nhượng bộ vợ trong quyết định bán nhà. Bản thân cô cũng phải gạt bỏ nhiều quyết định mua hàng, tuân theo nguyên tắc của chồng là luôn tiết kiệm 10% thu nhập vào quỹ hưu trí. Nhờ thế mà trong 5 năm họ đã gửi được vào quỹ hưu trí số tiền lên đến 60.000 USD.

Quả thực các quy tắc mà cặp vợ chồng này áp dụng không hề khó, có lẽ cặp đôi nào cũng có thể học tập. Chỉ cần thành ý xây dựng và sự quyết tâm thực hiện thì chắc chắn bạn và đối tác cũng sẽ thành công.

Theo: businessinsider

 

 

Theo Nhịp Sống Việt

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang