Có hay không chuyện ăn nhiều trái cây cũng có thể bị tiểu đường?

(lamchame.vn) - Nhiều người nghĩ rằng cứ ăn nhiều đường nghĩ là sẽ có khả năng bị tiểu đường cao. Vì thế kể cả bạn ăn những trái cây ngọt nhiều hơn bình thường thì cũng có khả năng mắc bệnh. Thực hư chuyện này ra sao?

Theo các nghiên cứu thì trái cây  có chứa đường nhưng không có khả năng gây hại cho sức khỏe khi nằm trong một chế độ ăn uống cân đối. Như vậy, nếu ăn nhiều hưn so với khuyến nghị lượng đường trong ngày dành cho 1 người thì có khả năng đây sẽ là mối nguy hại đối với sức khỏe của bạn. Lượng trái cây mà một người nên ăn tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính và mức độ tập thể dục. Trái cây khô sẽ  chứa nhiều đường hơn trái cây tươi hoặc đông lạnh.  Thậm chí 1 số loại trái cây khô còn có cả đường hóa học hay đường tinh luyện – những loại đường không tốt cho sức khỏe. Các loại nước ép trái cây không phải là thức uống lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường, thậm chí cả những loại nước ép đóng hộp có ghi nhãn là không đường nhưng đây vẫn là  nguyên nhân làm lượng đường trong máu tăng đột ngột.

Uống nước ép trái cây sẽ khiến đường huyết tăng so với ăn bình thường

Vì thế Hội Đái tháo đường Mỹ khuyên nên ăn trái cây trong một chế độ ăn uống lành mạnh. Và sẽ tốt hơn nếu bạn lựa chọn những trái cây có nhiều chất xơ thay vì những loại trái cây nhiều đường. Như vậy dâu tây sẽ tốt hơn nho. Các loại cam quýt sẽ tốt hơn hồng. Bởi trái cây có chứa chất xơ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, vì vậy chúng làm tăng đường huyết chậm hơn so với những thực phẩm ít chất xơ hơn.Các loại trái cây đều có hàm lượng nước lớn, chiếm 75-95%, giúp bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Vitamin C trong trái cây giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật và tốt với những người bị tiểu đường.

Theo đó các loại trái cây có chỉ số đường thấp như táo, cam, dâu tây, chanh và mận sẽ là những loại trái cây bạn có thể ăn thỏa sức mà không sợ tiểu đường. Một số loại trái cây như nho, xoài, chuối, mãng cầu, sầu riêng, mít, vải, nhãn .... có thể được ăn nhưng với số lượng hạn chế (1 hoặc 2 lát) vì chúng có hàm lượng đường cao. Có 1 bí quyết dành cho những ai đang có nguy cơ hoặc đang bị tiểu đường là nên ăn trái cây ngay ít nhất 2 giờ sau các bữa ăn bởi lúc này sẽ không làm đường huyết của người bệnh bị tăng đột ngột. Thời gian lý tưởng để ăn trái cây là giữa buổi sáng, khoảng 11 giờ sáng hoặc vào buổi tối lúc 5 giờ chiều.

 

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang