Không muốn bị tiểu đường thai kỳ hãy bỏ qua bánh mỳ

(lamchame.vn) - Tiểu đường thai kỳ luôn là nỗi lo lắng của bất cứ thai phụ nào bởi biến chứng vô cùng nguy hiểm của căn bệnh này. Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học Đan Mạch đưa ra lời khuyên để loại bỏ nguy cơ tiểu đường type 1 đó là thai phụ hãy nói không với bánh mỳ.

Tiểu đường type 1 được hiểu là dạng tiểu đường bẩm sinh ở trẻ. Nếu mắc chứng này trẻ sẽ phải sống với những ống tiêm insulin suốt đời và chịu đựng hàng loạt những căn bệnh do tiểu đường gây ra. Tiểu đường type 1 không hẳn chỉ là di truyền mà chúng còn được hình thành qua thói quen ăn uống từ trước khi mang thai của người mẹ.

Trong quá trình mang thai với nhu cầu năng lượng lớn mẹ thường có xu hướng tìm đến những món ăn nhiều đường, nhiều tinh bột. Một vài trường hợp ăn với suy nghĩ không chỉ ăn cho mình mà ăn cho con nên cố gắng ăn nhiều nhất có thể. Nhưng vấn đề là ăn cái gì và ăn như thế nào thì không phải ai cũng để ý tới. Nhiều mẹ chỉ kiêng những món ăn theo kinh nghiệm dân gian như không ăn rau ngót, đu đủ xanh, dứa hay ngải cứu. Nhưng chỉ như vậy thì chưa đủ. Mẹ cần hiểu rằng còn có vô vàn nguy cơ khác từ những món ăn tưởng chừng như vô hại.

Theo đó, mẹ càng tiêu thụ nhiều gluten, nguy cơ tiểu đường type 1 ở trẻ càng tăng. Gluten vốn là protein bao gồm gliadin và glutenin, có nhiều trong các hạt của một số loại cây lương thực phổ biến như lúa mì, lúa mạch..., thường tìm thấy trong bánh mì, mì ống, một số bánh ngọt, bột ngũ cốc và thức ăn chế biến sẵn. Vì thế các nhà khoa học Đan Mạch khuyên phụ nữ đang có ý định mang thai hoặc đang mang thai nên cắt giảm triệt để bánh mỳ, những loại bánh, ngũ cốc làm từ bột mỳ để nguy cơ tiểu đường type 1 của con xuống đến mức 0.

Không nên ăn bánh mỳ trong quá trình thai kỳ

Vấn đề cân nặng - số cân mẹ tăng trong thời gian thai kỳ cũng có sự liên quan đến các căn bệnh nguy hiểm trong đó có tiểu đường thai kỳ. Mẹ càng lên cân nhiều, mẹ béo phì thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Em bé khi chào đời sẽ phải đối diện những vấn đề về huyết áp và tiểu đường. Vì thế mẹ cần ăn khoa học, vừa đủ năng lượng. Quan trọng là chất lượng chứ không nên nhìn vào số lượng ăn được để rồi mắc phải những hệ quả không đáng có.

Các chuyên gia sản khoa cho rằng bà mẹ có chỉ số cơ thể BMI khỏe mạnh cần tăng 1 kg trong 3 tháng đầu, 4-5 kg trong 3 tháng giữa và 5-6 kg trong 3 tháng cuối. Người có BMI thấp hơn thì phải tăng 25% cân nặng, người BMI nằm trên khoảng đó thì tăng 15% cân nặng.

-Chỉ sốBMI của bạn được tính như sau: BMI = (trọng lượng cơ thể)/ (chiều cao x chiều cao).

-Các chỉ số BMI cơ bản dùng để đánh giá trọng lượng cơ thể như sau:
+Dưới chuẩn: BMI ít hơn 18.5
+Chuẩn: BMI từ 18,5 - 25
+ Thừa cân: BMI từ 25-30
+ Béo - nên giảm cân: BMI 30 - 40
+ Rất béo – cần giảm cân ngay: BMI trên 40

Theo vietnamnet

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang